17/09/2021 18:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đồng Tháp báo cáo Phó thủ tướng: 15 đám tang lây hơn 200 ca COVID-19

VIỄN SỰ - TIẾN LONG
VIỄN SỰ - TIẾN LONG

TTO - Đây là một trong nhiều ví dụ được bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp nêu ra để trả lời câu hỏi 'vì sao ca nhiễm ở Đồng Tháp cứ lai rai, dịch giảm chậm?'.

Đồng Tháp báo cáo Phó thủ tướng: 15 đám tang lây hơn 200 ca COVID-19 - Ảnh 1.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đi thăm một khu điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Đồng Tháp - Ảnh: TIẾN LONG

Câu hỏi này được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu tại cuộc làm việc giữa Tổ công tác đặc biệt với tỉnh Đồng Tháp chiều 17-9.

Có cách nào để dịch giảm nhanh hơn?

Mở đầu buổi làm việc, Phó thủ tướng đánh giá nhìn biểu đồ thì xu hướng dịch của Đồng Tháp có chiều hướng giảm, nhưng giảm chậm.

Ông Đam yêu cầu Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu đánh giá và đặt câu hỏi "có cách nào để làm cho dịch bệnh tại Đồng Tháp giảm nhanh hơn không?".

Trả lời Phó thủ tướng, ông Bửu cho biết trải qua ba lần xét nghiệm diện rộng, tỉ lệ ca F0 trên số mẫu tại Đồng Tháp đã giảm từ 0,059% ở đợt 1 xuống còn 0,02% ở đợt 2 và còn 0,014% ở đợt 3.

Sắp tới Đồng Tháp sẽ xét nghiệm đợt 4, chắc tiếp tục giảm. Năng lực xét nghiệm của Đồng Tháp hiện khoảng 6.500 mẫu/ngày, có ngày cao hơn, theo ông Bửu là đáp ứng đủ.

Tuy nhiên, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đánh giá lẽ ra tỉ lệ này phải còn giảm mạnh hơn nếu việc sàng lọc tầm soát tốt hơn nữa.

"Có lẽ do giãn cách quá rộng, chưa hiệu quả, ngoài chặt trong lỏng. Nhà dân san sát nhau, thiếu chai nước tương, chai dầu ăn lại qua xin nhau nên không chặn lây lan được triệt để. Đó là thất bại trong giãn cách", ông Bửu nói.

Tiếp nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong nói thêm có lý do bỏ sót trong xét nghiệm, thứ hai là kiểm soát người ngoài tỉnh về gần đây có lúc chưa chặt.

Ông Phong nêu ngay ví dụ về việc 15 đám ma, trong đó có đám ma của người mất được đưa từ TP.HCM về, đã làm lây lan hơn 200 ca dương tính.

"Đó là lý do vì sao Đồng Tháp cứ lai rai dính miết. Nếu mình làm siết với nhau thật mạnh thì không như vậy, còn năng lực y tế Đồng Tháp không thua ai trong Đồng bằng sông Cửu Long", ông Phong thẳng thắn.

Ông Lê Quốc Phong cũng đánh giá có tình trạng lây chéo trong khu cách ly. Nhất là giai đoạn đầu, đưa người vào cách ly cấp tập, không phân loại kịp nên lây lan nhiều. Rồi có việc nhân nhượng đưa gia đình vào cùng một phòng, trong khi nguy cơ mỗi người là khác nhau.

Hoặc có cả những khu cách ly không đủ thoáng khí, như ở huyện Châu Thành khu cách ly hơn 44 người thì hai tuần mắc hết, do cách ly trong một khu nhà sinh hoạt văn hóa không có đủ cửa sổ, bị bít kín… Đó là vì sao Đồng Tháp cứ "lai rai, lầy nhầy" không kết thúc được.

Không chỉ Đồng Tháp mà các tỉnh trong khu vực, luôn luôn sẵn sàng chuẩn bị tình huống mở ra rồi nhưng phải liên tục trực chiến vì dịch có thể trở lại bất cứ khi nào. Nếu dịch quay lại phải phát hiện thật nhanh, sau đó khoanh lại dập dịch. Cảnh giác thật cao, khoanh vùng thật nhanh, dập dịch thì không lan rộng ra.

PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ ĐỨC ĐAM

Tổ chức lại xét nghiệm, phong tỏa diện hẹp

Phó thủ tướng đánh giá một tháng nay Đồng Tháp dần kiểm soát được tình hình dịch bệnh, 2 tuần gần đây số ca F0 cộng đồng giảm. Ông Đam lần nữa nói đến việc thời gian giãn cách xã hội tương đối lâu, lực lượng chống dịch, nhân dân và doanh nghiệp cũng mệt mỏi.

Do vậy, ông đề nghị Đồng Tháp tranh thủ thời gian xét nghiệm, phát hiện sớm, bóc tách F0 để điều trị sớm, nhanh chóng quay lại sản xuất. Trong đó, ông Đam lưu ý Đồng Tháp phải kiểm tra chặt chẽ hơn người về vùng dịch bất kể hình thức nào.

Ông nhấn mạnh Đồng Tháp phải quán triệt tinh thần "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để bất kỳ ai về cũng phải khai báo. Nếu để sót lọt, không chỉ cấp ủy, công an mà các gia đình cũng phải chịu trách nhiệm.

Phó thủ tướng lưu ý Đồng Tháp chấn chỉnh việc cách ly tập trung, hạn chế việc lây chéo. Tại hơn 80 khu phong tỏa hiện nay, Đồng Tháp cần sáng tạo tổ chức lại việc xét nghiệm, phong tỏa diện hẹp.

Nếu chưa xác định được tạm thời phong tỏa rộng, sau đó xét nghiệm nhiều lần. Khu nào xanh thì dần mở lại hoạt động, tinh thần từng bước chắc chắn, nhưng cũng phải mạnh dạn.

"Hiện nay dịch đã nhiễm sâu rồi, việc đặt ra hàng đầu là sẵn sàng cả hệ thống chống dịch, chỉ đến khi cả nước hết dịch mới hết trực chiến. Luôn luôn tuyên truyền người dân dù xanh rồi cũng phải 5K. Chuẩn bị sẵn sàng năng lực xét nghiệm, kể cả khi dịch ổn rồi vẫn phải tầm soát trong cộng đồng định kỳ", ông Đam nhấn mạnh.

Dân Đồng Tháp Mười đổ đi mua bánh mì, hủ tiếu ăn sáng sau 50 ngày ở yên trong nhà

TTO - Sau 50 ngày giãn cách theo chỉ thị 16 tăng cường, người dân thị xã Kiến Tường, Long An đã ra đường từ sớm chờ hàng quán mở cửa để mua đồ ăn sáng.

VIỄN SỰ - TIẾN LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar