10/09/2015 14:03 GMT+7

​Dòng người tị nạn là “cơ hội” với Đức

NGUYỆT PHƯƠNG
NGUYỆT PHƯƠNG

TTO - Các chuyên gia chính trị và xã hội Đức khẳng định dòng người tị nạn sẽ dẫn đến những thay đổi xã hội, dân số và kinh tế lớn tại cường quốc hàng đầu châu Âu.

Nhà chức trách thành phố Munich sắp xếp nơi ăn, chốn tạm trú cho người tị nạn Trung Đông - Ảnh: Reuters

Thủ tướng Angela Merkel khẳng định: “Những gì chúng ta đang chứng kiến sẽ có ảnh hưởng xã hội lâu dài và sẽ thay đổi đất nước”. Nhà khoa học chính trị Hajo Funke của ĐH Tự do ở Berlin cho rằng đây là thách thức cực lớn đối với nền kinh tế số một châu Âu.

Theo AFP, Chính phủ Đức ước tính trong năm nay sẽ tiếp nhận khoảng 800.000 người tị nạn, cao gần gấp đôi so với kỷ lục năm 1992. Khi đó Đức đón 438.000 người tị nạn đến từ Nam Tư cũ.

Phó thủ tướng Sigmar Gabriel dự báo trong các năm tới, Đức sẽ tiếp nhận 500.000 người tị nạn mỗi năm.

Ông cho biết hệ thống giáo dục của Đức sẽ phải cải tổ toàn diện để thích ứng với dòng người tị nạn.

Ví dụ, chương trình học, quy chế tuyển sinh… sẽ phải có nhiều thay đổi lớn. “Chúng ta chưa từng trải qua tình huống tương tự ở châu Âu, do đó sẽ phải thực hiện nhiều thử nghiệm” - chuyên gia xã hội Meinhard Miegel nhận định.

Hòa nhập như thế nào?

Còn nhớ thời hậu Thế chiến II, các nước Đông Âu trục xuất 12 triệu người gốc Đức. Họ trở về một quốc gia gần như xa lạ, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

“Khi đó Chính phủ Đức đã nỗ lực giúp họ hòa nhập vào xã hội. Có một điểm thuận lợi là 12 triệu người này nói tiếng Đức và có chung nền tảng văn hóa” - chuyên gia Miegel cho biết.

Ngược lại, dòng người tị nạn hiện nay chủ yếu đến từ các nước Trung Đông như Syria và Iraq, phần lớn không biết nói tiếng Đức. Dù vậy, các chuyên gia kinh tế dự báo người tị nạn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc trẻ hóa dân số đang già đi nhanh chóng của Đức và lấp đầy những khoảng trống trong lực lượng lao động.

Do tỉ lệ sinh thấp, dân số Đức dự báo giảm từ mức 81 triệu người hiện nay xuống còn 70 triệu vào năm 2060. Khả năng cân bằng ngân sách của Chính phủ Đức sẽ bị hạn chế do phải chi tiêu quá nhiều cho hệ thống hưu trí, an sinh xã hội cho người già.

Trong vài năm qua, các ngành công nghiệp ở Đức liên tục than thở tình trạng thiếu công nhân. Và người tị nạn có thể là giải pháp xử lý vấn đề này. Mới đây nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Đức đã lên tiếng kêu gọi chính phủ tổ chức đào tạo và bố trí công việc cho người tị nạn.

“Sự hòa nhập vào xã hội Đức luôn được thực hiện một cách hiệu quả qua thị trường lao động. Đức có thành tích tốt về phương diện này” - chuyên gia về di cư Orkan Koesemen của Tổ chức Bertelsmann Foundation khẳng định.

Cơ hội chứ không phải nguy cơ

Trên thực tế từ trước cuộc khủng hoảng tị nạn châu Âu, Đức đã là nhà của 15 triệu người nước ngoài hoặc có nguồn gốc nước ngoài. Kể từ Thế chiến II, Đức đã từng tiếp nhận vài làn sóng người nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Tư cũ và Iran. Có gần 3 triệu người gốc Thổ đang sống ở Đức.  

Chuyên gia Koesemen cho biết Đức đã trải qua nhiều chuyển đổi lớn trong những năm qua. “10 năm trước, Đức tuyên bố chúng tôi không phải là quốc gia của người nhập cư. Bây giờ chính phủ khẳng định có thể tạo ra sức mạnh từ dòng người nhập cư. Đó là một thay đổi rất lớn” - ông Koesemen nhận định.

Ông nhấn mạnh về vấn đề nhập cư, kết quả tích cực hay tiêu cực hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách hòa nhập của chính phủ. Thủ tướng Merkel mới đây cho biết với kinh nghiệm đã có được từ quá khứ, ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Đức sẽ là giúp người tị nạn hòa nhập với xã hội Đức.

“Chúng ta phải đảm bảo rằng người tị nạn tuân thủ luật pháp nước Đức. Chúng ta hãy nỗ lực để đảm bảo các cộng đồng người tị nạn không sống biệt lập, hướng nội, tách biệt với xã hội, tẩy chay sự hòa nhập hoặc xây dựng xã hội riêng cho mình” - bà Merkel nhấn mạnh.

Bà khẳng định nếu người tị nạn được hỗ trợ hòa nhập nhanh, được đưa vào trường học và lực lượng lao động một cách thuận lợi thì “đó là cơ hội đối với nước Đức chứ không phải là nguy cơ”.

NGUYỆT PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Estonia thông báo tàu chở dầu Green Admire được cho bị Nga 'bắt giữ' trong lãnh hải nước này đã được thả, dấu hiệu cho thấy căng thẳng Biển Baltic phần nào hạ nhiệt.

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Tổng thống Philippines chủ trương "thêm bạn, bớt thù", muốn sử dụng ba năm còn lại của nhiệm kỳ để tập trung thực hiện chương trình nghị sự.

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar