25/07/2025 10:58 GMT+7

Đông Nam Á phát tiền để kích thích tiêu dùng

Các nước Đông Nam Á đang tung ra hàng loạt gói hỗ trợ có giá trị hàng tỉ USD, phát tiền trực tiếp cho dân để kích thích tiêu dùng và tăng cường ổn định kinh tế trước nguy cơ tăng trưởng suy yếu.

Đông Nam Á - Ảnh 1.

Người dân Malaysia theo dõi bài phát biểu của Thủ tướng Anwar Ibrahim hôm 23-7 - Ảnh: AFP

Từ Malaysia, Indonesia đến Thái Lan, các chương trình kích cầu quy mô hàng tỉ USD đã được triển khai với kỳ vọng thúc đẩy tiêu dùng nội địa, hỗ trợ người thu nhập thấp và duy trì đà tăng trưởng trong bối cảnh nhu cầu bên ngoài suy yếu.

Tuy nhiên, hiệu quả thực sự và tính bền vững của các chương trình này vẫn còn là dấu hỏi lớn, đặc biệt khi gánh nặng tài khóa ngày càng gia tăng.

Hàng tỉ USD "tiếp sức" dân

Theo báo South China Morning Post, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim ngày 23-7 đã công bố gói cứu trợ quy mô lớn, trong đó có khoản tiền mặt 100 ringgit (khoảng 24 USD) phát cho tất cả công dân từ 18 tuổi trở lên. 

Ông Anwar cam kết khoản tiền sẽ được phát một lần vào ngày Quốc khánh Malaysia (31-8), dự kiến đến tay khoảng 22 triệu người với tổng chi phí 2 tỉ ringgit (472 triệu USD).

Indonesia cũng công bố gói kích thích 1,5 tỉ USD nhằm phục hồi nền kinh tế. Khoảng 18 triệu người, chủ yếu thu nhập thấp, sẽ nhận 300.000 rupiah tiền mặt (18,75 USD) và 10kg gạo mỗi tháng trong tháng 6 và tháng 7. 

Theo báo Nikkei Asia, những biện pháp này đánh dấu sự đảo chiều chính sách sau thời gian thắt lưng buộc bụng của chính phủ Tổng thống Prabowo Subianto để phục vụ ngân sách cho giáo dục và đầu tư hạ tầng.

Thái Lan từng đặt kỳ vọng vào chính sách phát 10.000 baht (290 USD) qua ví điện tử cho người dân, đặc biệt nhóm người nghèo, người già và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, giữa bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu và áp lực từ biện pháp thuế quan của Mỹ, kế hoạch này đã bị hủy bỏ giữa năm 2025, theo tờ The Nation.

Thay vì phát tiền trực tiếp, Bangkok quyết định tái phân bổ 157 tỉ baht (4,81 tỉ USD) cho gói kích thích mới, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu giá rẻ và thúc đẩy các lĩnh vực then chốt như du lịch và bất động sản. Việc chuyển hướng này phản ánh sự linh hoạt trong chính sách, đồng thời cho thấy nỗi lo về hiệu quả dài hạn và rủi ro tài khóa.

Tiêu trước, lo sau?

Các chương trình phát tiền trực tiếp có thể tạo hiệu ứng tích cực tức thì đối với tiêu dùng và doanh số bán lẻ. Hàn Quốc ghi nhận hơn 4 triệu lượt đăng ký nhận tiền hỗ trợ chỉ trong ngày đầu, các kênh đăng ký trực tuyến thậm chí bị quá tải. Chính phủ Indonesia kỳ vọng GDP quý sau sẽ vượt mốc 5% nhờ gói hỗ trợ mới.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại về hiệu quả thực tế. Theo chuyên gia Syetarn Hansakul chia sẻ với tạp chí Fortune, các khoản hỗ trợ tiêu dùng thường chỉ tạo hiệu ứng kích cầu ngắn hạn trong một hoặc hai quý, sau đó mức chi tiêu sẽ sớm quay về mặt bằng cũ nếu thu nhập thực tế không được cải thiện.

Gánh nặng tài khóa là mối lo lớn khác. Việc chi hàng tỉ USD diễn ra khi nhiều quốc gia đối mặt mức nợ công cao. Tại Hàn Quốc, gói trợ cấp tiêu dùng đã đẩy nợ quốc gia lên gần 1.302 nghìn tỉ won, tương đương 49,1% GDP. 

Ở Thái Lan, trước khi hủy bỏ kế hoạch phân phối 10.000 baht qua ví điện tử, mức nợ hộ gia đình đã chạm ngưỡng 92% GDP, khiến các biện pháp kích cầu dựa trên tín dụng càng gia tăng rủi ro tài chính.

Vấn đề về tính bao trùm và công bằng cũng được đặt ra. Một số chuyên gia cho rằng các gói hỗ trợ nên nhắm đến những nhóm thật sự cần thiết như người thu nhập thấp, thất nghiệp hoặc dễ bị tổn thương, thay vì phân bổ đều cho toàn dân. Nếu triển khai dàn trải, hiệu quả kích thích sẽ bị pha loãng trong khi ngân sách phải gánh thêm áp lực không cần thiết, theo Fortune.

Hàn Quốc chọn giải pháp toàn dân

Bên ngoài Đông Nam Á, tại Hàn Quốc, chính quyền Tổng thống Lee Jae Myung đã khởi động chương trình "phiếu tiêu dùng phục hồi sinh kế" trị giá 13,9 nghìn tỉ won (10 tỉ USD), theo báo Korea Herald ngày 21-7.

Mỗi người dân, không phân biệt thu nhập, sẽ nhận ít nhất 150.000 won (115 USD), trong khi hộ nghèo và gia đình đơn thân có thể nhận đến 400.000 won (308 USD). Người dân có thể lựa chọn hình thức nhận tiền bằng cách nạp vào thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước hoặc phiếu tiêu dùng khu vực.

Mỹ không quay lưng với Đông Nam Á

Chuyến công du của Ngoại trưởng Rubio tới Malaysia ngày 9-7 cho thấy Mỹ vẫn chọn con đường ngoại giao để giữ vai trò trong bàn cờ khu vực, bất chấp nhiều nước Đông Nam Á đang hứng chịu 'bão thuế quan' từ Washington.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng tái diễn tình trạng chèo kéo khách, chính quyền quyết tâm xử lý triệt để

Mặc dù đã nhiều lần chấn chỉnh, tình trạng chèo kéo khách du lịch tại Đà Nẵng vẫn diễn ra, gây ảnh hưởng đến hình ảnh thành phố.

Đà Nẵng tái diễn tình trạng chèo kéo khách, chính quyền  quyết tâm xử lý triệt để

Tin tức sáng 26-7: Giá thuê mặt bằng khu trung tâm TP.HCM tiếp tục tăng

Tin tức đáng chú ý: Giá thuê mặt bằng khu trung tâm TP.HCM tiếp tục tăng; Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách lương, bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công; TP.HCM yêu cầu kiểm tra, gia cố bảng quảng cáo trong mùa mưa bão...

Tin tức sáng 26-7: Giá thuê mặt bằng khu trung tâm TP.HCM tiếp tục tăng

Thái Lan tuyên bố đảm bảo an toàn du lịch dù có xung đột biên giới

Tổng cục Du lịch Thái Lan ra thông báo chính thức, trong khi tại Việt Nam, tour đi Thái Lan vẫn được nhiều doanh nghiệp mở bán bình thường.

Thái Lan tuyên bố đảm bảo an toàn du lịch dù có xung đột biên giới

Khởi công cao tốc Quy Nhơn - Pleiku dài 125km trong tháng 10

Ngày 25-7, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị kiểm tra tình hình triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai cũ.

Khởi công cao tốc Quy Nhơn - Pleiku dài 125km trong tháng 10

Vincom Retail, Vietjet và nhiều chuỗi tính tăng mạnh doanh thu từ quảng cáo thế nào?

Các chuyên gia và doanh nghiệp đều cho rằng không chỉ là điểm bán các sản phẩm truyền thông, chuỗi các cửa hàng có tiềm năng để trở thành "kênh quảng cáo" sinh lời nếu được khai thác đúng cách.

Vincom Retail, Vietjet và nhiều chuỗi tính tăng mạnh doanh thu từ quảng cáo thế nào?

Xăng E10 thay xăng khoáng, ông lớn chiếm 50% thị phần thí điểm tại TP.HCM từ 1-8

Xăng RON 95-III và xăng E5 RON 92-II sẽ được thay thế bằng xăng sinh học E10 RON 95-III từ ngày 1-8 tại các cửa hàng xăng dầu ở TP.HCM (cũ) của Petrolimex. Mặt hàng xăng khoáng RON 95-V vẫn còn bán bình thường.

Xăng E10 thay xăng khoáng, ông lớn chiếm 50% thị phần thí điểm tại TP.HCM từ 1-8
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar