27/11/2024 12:59 GMT+7

Đồng Nai: Rừng phải sinh ra tiền

Đồng Nai có diện tích rừng lớn nhất vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ với đặc trưng là có hệ sinh thái rừng đa dạng cả trên cạn lẫn dưới nước, bao gồm nhiều thực vật, động vật quý hiếm.

Đồng Nai: rừng phải sinh ra tiền - Ảnh 1.

Lực lượng bảo vệ rừng ngập mặn Long Thành - Nhơn Trạch đo đạc, điều tra mật độ và sự sinh trưởng của cây rừng - Ảnh: THẢO NGUYÊN

UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành kế hoạch số 299/KH-UBND ngày 10-9-2024 về triển khai thực hiện đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu nhằm phát huy tối đa giá trị của hệ sinh thái rừng cả về kinh tế, xã hội, môi trường trên cơ sở phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững, đa mục đích, đa giá trị, sử dụng bền vững tài nguyên rừng.

Cụ thể, giá trị xuất khẩu lâm sản đạt khoảng 2,5 tỉ USD vào năm 2025 và đạt khoảng 2,8 tỉ USD vào năm 2030. Tỉ lệ che phủ rừng của tỉnh đến năm 2025 duy trì đạt 28,34%; đến năm 2030 đạt 27,4%...

Đồng Nai đang quản lý, khoanh nuôi tái sinh rừng, chăm sóc gần 181.400ha diện tích rừng gồm: rừng tự nhiên gần 124.000ha; rừng trồng hơn 48.500ha; diện tích đã trồng, khoanh nuôi nhưng chưa đạt tiêu chí rừng là trên 27.400ha...

Năm 2023, thu dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh đạt trên 43,3 tỉ đồng, vượt 2% so với kế hoạch năm.

Tỉnh vẫn đang thực hiện chủ trương đóng tất cả các loại rừng tự nhiên. Riêng với hơn 73.000ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế dưới tán rừng, ngành lâm nghiệp đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng, chức năng hấp thu khí thải carbon của rừng và chức năng cung cấp gỗ và lâm sản.

Nhờ đó tỉ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt gần 29,3%, là tỉnh có tỉ lệ che phủ rừng lớn nhất vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Rừng của Đồng Nai đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử để khai thác như: gỗ và lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, tín chỉ carbon...

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Văn Gọi cho biết: "Muốn bảo vệ và phát triển rừng bền vững thì kinh tế lâm nghiệp phải được xem trọng. Rừng phải sinh ra tiền, tạo ra sản phẩm cho xã hội. Rừng phải tự nuôi rừng chứ không phải tốn kinh phí nhà nước để duy trì, bảo vệ rừng như thời gian qua.

Ngành lâm nghiệp tỉnh đang tích cực tìm kiếm, áp dụng nhiều mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng nhằm mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp công tác quản lý, phát triển rừng bền vững hơn".

Toàn tỉnh hiện có 3.600ha gỗ rừng trồng đạt chứng nhận FSC (chứng nhận quản lý rừng bền vững). Gỗ nguyên liệu có chứng nhận FSC được tiêu thụ với giá cao hơn các loại gỗ chưa chứng nhận từ 10 - 15%.

Chứng nhận này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam khi tiếp cận với các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ...

Đồng Nai chú trọng cải thiện môi trường trong chăn nuôi

Là thủ phủ chăn nuôi, Đồng Nai phải đối mặt với bài toán ô nhiễm môi trường. Với mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, năm 2023 UBND tỉnh quyết định di dời hơn 3.000 cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi sổ tang tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ghi sổ tang, Tổng Bí thư Tô Lâm đã bày tỏ vô cùng thương tiếc nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - người đảng viên cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tận tụy, mẫu mực.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi sổ tang tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng

Tuổi Trẻ Online trân trọng giới thiệu bài viết: “Đồng chí Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc" của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng

Nhà lãnh đạo bình dị Trần Đức Lương

Trọn đời hoạt động cách mạng, từ một kỹ sư địa chất cần mẫn đến người đứng đầu Nhà nước, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc.

Nhà lãnh đạo bình dị Trần Đức Lương

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Sáng 24-5, lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Thời tiết hôm nay 24-5: Nam Bộ mưa, có nơi mưa rất to, Bắc Bộ khả năng có lũ

Hôm nay 24-5, thời tiết mưa chiếm ưu thế ở Bắc Bộ và Nam Bộ, một vài tỉnh Trung Bộ ngày nắng nhưng chiều tối có mưa rào.

Thời tiết hôm nay 24-5: Nam Bộ mưa, có nơi mưa rất to, Bắc Bộ khả năng có lũ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar