27/07/2022 15:46 GMT+7

Đóng góp của Nga từ những ngày đầu xây dựng Trạm ISS

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Tháng 11-1998, Nga phóng thành phần đầu tiên của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) là môđun Zarya (Bình minh) từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. Hai năm sau, phi hành đoàn đầu tiên được đưa lên ISS.

Đóng góp của Nga từ những ngày đầu xây dựng Trạm ISS - Ảnh 1.

Trạm vũ trụ quốc tế trong ảnh chụp ngày 4-10-2018 - Ảnh: NASA

Ngày 26-7, người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) Yuri Borisov cho biết Nga sẽ rút khỏi ISS sau năm 2024. Sau đó, Nga sẽ bắt đầu xây dựng trạm không gian của riêng nước này.

Theo Hãng tin AP, ISS từ lâu đã trở thành biểu tượng của tinh thần hợp tác quốc tế sau Chiến tranh lạnh nhân danh khoa học, và hiện là một trong những lĩnh vực hợp tác cuối cùng giữa Nga - Mỹ trong bối cảnh quan hệ hai nước căng thẳng. Sau đây là một số cột mốc trong những ngày đầu xây dựng ISS:

- Năm 1992 (tức sau khi Liên Xô tan rã)Mỹ đã ký nhiều thỏa thuận với Chính phủ Nga và khu vực tư nhân mới nổi của Nga liên quan đến việc mở rộng hợp tác trong các hoạt động không gian. 

- Tháng 3-1993: phía Nga đề nghị với NASA xây dựng Trạm vũ trụ quốc tế. Đến tháng 12-1993, Nga nhận được lời mời trở thành một đối tác - cùng với Mỹ, Nhật Bản, Canada và 9 quốc gia châu Âu hoạt động thông qua Cơ quan Vũ trụ châu Âu - trong việc thiết kế, phát triển, vận hành và sử dụng một trạm vũ trụ quốc tế - đóng vai trò như phòng thí nghiệm trên quỹ đạo lâu dài.

- Ngày 1-11-1993: Cơ quan Vũ trụ Nga và NASA ký "Kế hoạch chi tiết các công việc cho Trạm vũ trụ quốc tế".

- Năm 1996: Cấu hình của ISS được phê chuẩn. ISS gồm 2 phần: Nga và Mỹ (cùng với sự tham gia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu và một số nước).

Đóng góp của Nga từ những ngày đầu xây dựng Trạm ISS - Ảnh 2.

Nhóm phi hành gia đầu tiên trên ISS năm 2000 - Ảnh: ISS NATIONAL LAB

- Ngày 20-11-1998: Nga phóng thành phần đầu tiên của trạm là môđun điều khiển Zarya từ sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan. Zarya (tạm dịch: Bình minh) đã cung cấp kho chứa nhiên liệu, năng lượng, điểm hẹn và khả năng cập bến cho tàu Soyuz và Progress.

- Ngày 2-11-2000: Tàu vận tải "Soyuz ТМ-31" đưa lên trạm phi hành đoàn đầu tiên. Soyuz (tạm dịch: Liên hiệp) là loại tàu vũ trụ của Nga dùng để đưa các nhà du hành vũ trụ lên không gian. Trải qua nhiều lần cải tiến, Soyuz đã trở thành loại tàu vũ trụ được sử dụng lâu nhất cho đến nay. Phi hành gia NASA Bill Shepherd cùng các phi hành gia Nga là Yuri Gidzenko và Sergei Krikalev tạo thành phi hành đoàn đầu tiên có mặt trên ISS.

Hiện có 3 người Nga trên ISS

nga

Các phi hành gia người Nga gồm Oleg Artemyev, Denis Matveev và Sergey Korsakov chụp ảnh trong cuộc họp báo trước khi được đưa lên Trạm vũ trụ quốc tế tại sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan ngày 17-3-2022 - Ảnh: REUTERS

Hiện tại ISS do Nga, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Canada cùng vận hành. Trạm vũ trụ này đã liên tục có mặt con người trong gần 22 năm qua. ISS được sử dụng để nghiên cứu khoa học trong điều kiện không trọng lực và thử nghiệm công nghệ cho các chuyến hành trình lên Mặt trăng và sao Hỏa trong tương lai.

Thông thường nhóm phi hành gia có mặt trên ISS gồm 7 người. Họ có mặt trên ISS nhiều tháng khi trạm vũ trụ này quay ở độ cao 420km phía trên Trái đất. Hiện tại có 3 người Nga, 3 người Mỹ và 1 người Ý đang có mặt trên ISS.

ISS trị giá hơn 100 tỉ USD, với chiều dài bằng một sân bóng đá và bao gồm hai phần chính, gồm một phần do Nga vận hành và phần còn lại của Mỹ cùng các quốc gia khác.

Mỹ và Nga đảm bảo ISS liên tục có các phi hành gia, với vai trò của hai bên phụ thuộc lẫn nhau, từ các hệ thống hỗ trợ sự sống đến các động cơ đẩy ISS giữ cho trên quỹ đạo. Hiện vẫn chưa rõ sẽ phải làm gì để vận hành phần của Nga một cách an toàn sau khi Matxcơva rút khỏi ISS.

Nga thông báo rút khỏi Trạm không gian quốc tế, tự xây trạm mới

TTO - Theo cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos, Matxcơva quyết định rút khỏi Trạm không gian quốc tế (ISS) sau năm 2024 và Nga sẽ bắt đầu xây dựng trạm không gian của riêng mình.

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Sau khi tiêu diệt tế bào người, Entamoeba histolytica 'đội lốt' các tế bào này để tránh bị hệ miễn dịch phát hiện. Nó đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong.

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar