21/03/2025 13:26 GMT+7

Đông đảo người dân đến dâng hương kỷ niệm 1.777 năm ngày mất Bà Triệu

Sáng 21-3, tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Bà Triệu, kỷ niệm 1.777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22-2-248 - 22-2-2025).

Dự và dâng hương tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh có ông Nguyễn Doãn Anh - bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, các lãnh đạo tỉnh cùng đông đảo người dân thập phương.

Đông đảo người dân đến dâng hương kỷ niệm 1.777 năm ngày mất Bà Triệu - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Doãn Anh - bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa - dâng hương tại Lễ hội đền Bà Triệu năm 2025 - Ảnh: CTV

Lễ hội đền Bà Triệu hằng năm nhằm tôn vinh công lao của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, cùng những người có công trong lịch sử dựng nước và giữ nước, thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với di sản văn hóa của cha ông để lại.

Từ đó khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, khẳng định lòng tự hào, tự tôn dân tộc Việt Nam.

Lễ hội đền Bà Triệu nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa, kiến trúc tiêu biểu, độc đáo của Di tích quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu và phát triển ngành du lịch tâm linh tại địa phương.

Đông đảo người dân đến dâng hương tại Lễ hội đền Bà Triệu - Ảnh 3.

Rước kiệu Bà Triệu tại Lễ hội đền Bà Triệu năm 2025 - Ảnh: HÀ ĐỒNG

Lễ hội đền Bà Triệu năm 2025 diễn ra từ nay đến ngày 23-3, với các nghi lễ như lễ mộc dục, lễ trình cáo, tế lễ, lễ yên vị, lễ dâng hương tại đền Bà Triệu, dâng hương tại lăng mộ Bà Triệu trên núi Tùng, lăng mộ ba ông tướng họ Lý dưới chân núi Tùng, đình làng Phú Điền.

Bên cạnh đó tại lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc, tổ chức rước kiệu theo nghi thức truyền thống, tổ chức trưng bày pano ảnh giới thiệu về di sản văn hóa xứ Thanh.

Đông đảo người dân đến dâng hương kỷ niệm 1.777 năm ngày mất Bà Triệu - Ảnh 3.

Đông đảo người dân đến với Lễ hội đền Bà Triệu năm 2025 - Ảnh: HÀ ĐỒNG

Theo tài liệu lịch sử, Bà Triệu sinh ngày mồng 2 tháng 10 năm Bính Ngọ - 226, tại vùng đất Quan Yên, nay thuộc xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Lúc còn nhỏ, Triệu Thị Trinh với chí khí hơn người, được nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, bình thư, võ nghệ. Lớn lên, bà trở thành một người phụ nữ dũng cảm, mưu trí.

Năm 247, từ núi Nưa, nghĩa quân của Bà Triệu đã tấn công thành Tư Phố và giành thắng lợi trọn vẹn. Trên đà thắng lợi, nghĩa quân tiến xuống Bồ Điền (thuộc xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc ngày nay) cùng với nhân dân địa phương xây dựng căn cứ lâu dài cho cuộc kháng chiến.

Trước tinh thần và khí phách của người con gái mới ngoài 20 tuổi, nhân dân Cửu Chân (Thanh Hóa) đã nô nức gia nhập nghĩa quân của Bà Triệu. Từ căn cứ Bồ Điền, nghĩa quân đã tiến đánh các thành ấp của giặc Ngô.

Hoảng sợ trước thanh thế và sức mạnh của nghĩa quân Bà Triệu, nhà Ngô đã phái Lục Dận cùng 8.000 quân với nhiều âu thuyền hùng hổ kéo sang hòng đè bẹp cuộc khởi nghĩa.

Do tương quan lực lượng quá chênh lệch, trong một trận giao tranh ác liệt, Bà Triệu đã anh dũng quyên sinh trong sự tiếc thương, kính phục của nhân dân vào ngày 22-2 năm Mậu Thìn (248).

Thanh Hóa: Tưng bừng lễ hội đền Bà Triệu

TTO - Sáng 29- 3 (tức ngày 22- 2 năm Mậu Tý), tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống đền Bà Triệu và long trọng kỷ niệm 1760 năm Ngày mất của nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Bác Hồ đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ

Cuộc đời giản dị và sự nghiệp cách mạng lẫy lừng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ.

Bác Hồ đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Viết về Chợ Lớn, nhà báo Phạm Công Luận nói không dễ dàng như khi viết về Sài Gòn, Gia Định.

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Đọc cuốn sách Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc của ba tác giả người Ý viết 57 năm trước, nhiều người Việt phải kinh ngạc trước sự hiểu biết của họ về lịch sử Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

64 cá nhân là ‘tấm gương bình dị mà cao quý năm 2025’ có trưởng thôn làng Nủ Hoàng Văn Diệp, thượng úy Nguyễn Viết Quân cứu sống 4 người trong vụ cháy ở Hà Nội năm 2024, và ngoại Sáu 40 năm bán bánh mì giá rẻ…

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar