12/01/2014 13:02 GMT+7

"Đóng cửa Bangkok" là bất khả thi

ANH DUY
ANH DUY

TTO - Những lời đe dọa của lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban “đóng cửa hoàn toàn Bangkok”, “làm Bangkok tê liệt..." dường như chỉ là đòn tâm lí, còn thực hiện được là chuyện… không tưởng.

Phóng to
Chú thích ảnh: Hy vọng làm “cách mạng bất bạo động” của ông Suthep bị cho là viễn vông - Ảnh: scmp.com

Bangkok Post ngày 12-1 dẫn lời Timothy Huxley - Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) từ Singapore nhận định mục tiêu làm Bangkok tê liệt là xa rời thực tế.

"Làm sao mình ông Suthep và lực lượng Ủy ban Cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) đủ sức khiến một thành phố với hơn 10 triệu dân, địa bàn trải rộng trên 1.500km² đóng cửa hoàn toàn như ý muốn nếu không thực hiện một hoạt động quân sự là cắt nguồn cung điện và nước cho Bangkok", ông Huxley nhấn mạnh.

Thế nên, ý định phong tỏa cả đại TP Bangkok trong suốt 20 ngày như ý định của lực lượng biểu tình để bà Yingluck ra đi là “không tưởng”, chỉ thể hiện trên những khẩu hiệu hô hào nghe “sướng tai”.

Ông Suthep chỉ có thể gây tắc nghẽn giao thông cục bộ khi tuyên bố không phong tỏa sân bay, các hệ thống giao thông công cộng như tàu điện ngầm (MRT), tàu điện trên cao (skytrain) tại Bangkok.

Từ đó, giám đốc IISS kết luận “nếu ông Suthep có thể cải cách thành công hệ thống chính trị bằng lực lượng người biểu tình tay không tấc sắt thì nó sẽ là cuộc cách mạng bất bạo động đầu tiên trên thế giới”.

Ông Huxley khẳng định “lực lượng biểu tình là vũ khí chính của ông Suthep. Tuy nhiên, ông không thể quy tụ và duy trì được lượng người tham gia đông đảo nếu cứ biểu tình triền miên”.

“Không nơi nào giống Thái Lan”

Ruangsak Jaritake - trợ lí cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan cho biết 780.000 người sẽ bị ảnh hưởng khi PDRC phong tỏa các tuyến đường, buộc họ phải thay đổi lịch trình di chuyển. Ông Suthep “đang đẩy cuộc biểu tình ra khỏi sức chịu đựng của người dân Bangkok”.

Các chuyên gia nhận định ngày 13-1 thật ra chỉ là “cao trào” trong chiến dịch biểu tình của ông Suthep nhằm gây sức ép buộc quân đội can thiệp, đảo chính.

Ông Huxley cũng bày tỏ ngạc nhiên khi chưa thấy nơi nào như Thái Lan, chính phủ được bầu hợp hiến và phe đối lập biểu tình lại giằng co lâu đến vậy.

Ở các quốc gia khác, lực lượng nào đe dọa làm gián đoạn hệ thống giao thông công cộng sẽ bị bắt giữ ngay lập tức. Những người biểu tình cũng có việc làm và gia đình, họ không thể theo đuổi mãi chiến dịch biểu tình “dài hơi” của ông Suthep.

Tướng Ekkachai đến từ Viện vua Prajadhipok nhận định đóng cửa Bangkok nếu “thành công” thì ông Suthep chỉ đóng cửa được cục bộ đất nước khi các địa phương khác của Thái Lan người dân vẫn ủng hộ bà Yingluck. Các chủ doanh nghiệp, ngành du lịch… thiệt hại không nhỏ bởi các đợt biểu tình sẽ phản đối những đợt biểu tình mới của ông Suthep.

ANH DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar