19/11/2021 10:37 GMT+7

Đồng chủ nhân Nobel hòa bình 2021 bị phạt vì vi phạm pháp luật

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Một tòa án ở Matxcơva đã phạt tờ báo Nga Novaya Gazeta và tổng biên tập Dmitry Muratov, người đồng đoạt giải Nobel hòa bình 2021, vì vi phạm Luật đặc vụ nước ngoài.

Đồng chủ nhân Nobel hòa bình 2021 bị phạt vì vi phạm pháp luật - Ảnh 1.

Ông Dmitry Muratov - tổng biên tập báo Novaya Gazeta - Ảnh: RIA

Theo Tòa án quận Basmanny của thủ đô Matxcơva, tổng biên tập Dmitry Muratov và tờ báo Novaya Gazeta đã 3 lần vi phạm Luật đặc vụ nước ngoài, Đài truyền hình RT cho biết.

Tổng biên tập bị phạt 12.000 rúp (164 USD) và tờ báo bị phạt 120.000 rúp (1.647 USD).

Ông Muratov nằm trong nhóm các nhà báo đã lập ra báo Novaya Gazeta vào năm 1993 sau khi Liên Xô tan rã.

Hình phạt được đưa ra chỉ một tháng sau khi ông Muratov được trao giải Nobel hòa bình ở Thụy Điển vì "nỗ lực bảo vệ quyền tự do ngôn luận".

Các hình phạt được đưa ra nhằm đáp lại việc báo Novaya Gazeta vẫn đưa tin về các tổ chức liên kết với Alexey Navalny, Tổ chức Chống tham nhũng (FBK) và Liên minh Bác sĩ.

Bộ Tư pháp Nga đã công bố các tổ chức trên nằm trong danh sách "đặc vụ nước ngoài" (thuật ngữ từ thời Liên Xô).

Theo Luật đặc vụ nước ngoài của Nga được thông qua vào năm 2012, các ấn phẩm và phương tiện truyền thông trong nước không được thông tin về các tổ chức và cá nhân nằm trong danh sách "đặc vụ nước ngoài" đã được nhà nước công bố.

Báo Novaya Gazeta không phải là ấn phẩm duy nhất bị xem xét bởi Luật đặc vụ nước ngoài trong thời gian gần đây.

Hôm 17-11, tổng biên tập của RBK, Pyotr Kanaev, tiết lộ rằng ông đã bị buộc 5 tội hình sự vì liên quan đến các điệp viên nước ngoài, cũng như các tổ chức cực đoan và khủng bố.

Theo Mediazona, cơ quan truyền thông độc lập của Nga, có 259 vụ kiện hành chính đã được đệ trình lên tòa án Matxcơva vì vi phạm Luật đặc vụ nước ngoài kể từ đầu năm 2021.

Phong trào phản đối đảo chính Myanmar được đề cử Nobel Hòa bình

TTO - Phong trào phản đối đảo chính (CDM) ở Myanmar đã được 6 giáo sư khoa học xã hội thuộc Đại học Oslo (Na Uy) đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2022.

GIA MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Nobel Hòa bình 2021

Tin cùng chuyên mục

Anh trả quần đảo Chagos cho Mauritius sau hơn nửa thế kỷ

Anh quyết định trao trả quần đảo Chagos cho Mauritius, tuy nhiên nước này tuyên bố vẫn giữ quyền kiểm soát căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Diego Garcia.

Anh trả quần đảo Chagos cho Mauritius sau hơn nửa thế kỷ

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Đức triển khai lữ đoàn thiết giáp đầu tiên ở nước ngoài kể từ Thế chiến II

Ngày 22-5, Thủ tướng Đức Friedrich Merz đã tham dự lễ thành lập Lữ đoàn Thiết giáp số 45 đồn trú tại Lithuania (Litva), đơn vị quân sự thường trực đầu tiên của Đức được triển khai ở nước ngoài kể từ sau năm 1945.

Đức triển khai lữ đoàn thiết giáp đầu tiên ở nước ngoài kể từ Thế chiến II

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Nhật Bản chao đảo vì giá gạo tăng vọt 98%, lạm phát lõi vượt mốc 3,5%

Lạm phát lõi tại Nhật Bản tăng vọt trong tháng 4 kéo theo giá gạo cao gấp đôi đã gia tăng áp lực lên BOJ, trong bối cảnh nước này phải cân bằng giữa kiểm soát giá cả và những bất ổn kinh tế từ chính sách thuế quan của Mỹ.

Nhật Bản chao đảo vì giá gạo tăng vọt 98%, lạm phát lõi vượt mốc 3,5%

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar