05/01/2015 08:01 GMT+7

Đóng băng động cơ máy bay AirAsia QZ8501 gây tai nạn?

ĐÔNG PHƯƠNG
ĐÔNG PHƯƠNG

TT - Ngày 4-1, Cơ quan Khí tượng, khí hậu và địa vật lý Indonesia (BMKG) công bố báo cáo nhận định thời tiết xấu có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn chuyến bay AirAsia QZ8501.

Nhân viên cứu hộ Indonesia quan sát mặt biển Java từ trực thăng - Ảnh: Reuters

Theo Hãng tin AFP, bản báo cáo dày 14 trang này là báo cáo đầu tiên của Chính phủ Indonesia về nguyên nhân vụ tai nạn bí ẩn. BMKG cho biết chiếc Airbus A320-200 chở 162 người đã bay vào vùng mây bão.

“Dựa trên các dữ liệu hiện có về vị trí cuối cùng của máy bay trước khi mất tích, có thể thấy thời tiết là yếu tố dẫn tới vụ tai nạn” - báo cáo khẳng định.

“Tình trạng đóng băng là hiện tượng thời tiết có nhiều khả năng gây thiệt hại cho động cơ máy bay nhất” - BMKG nhấn mạnh.

Hiện tượng không hiếm gặp

Sân bay Singapore cấp phép

Hôm qua, Cơ quan Hàng không dân dụng Singapore và sân bay Changi đều lên tiếng xác nhận Hãng Indonesia AirAsia được cấp phép bay tới Singapore vào ngày chủ nhật 28-12-2014.

Trước đó chính quyền Indonesia không cho phép Indonesia AirAsia bay tuyến Surabaya - Singapore ngày chủ nhật.

Các chuyên gia hàng không cho biết đóng băng là mối đe dọa lớn của các động cơ máy bay.

Khi máy bay bay qua một cơn bão lớn ở độ cao nhất định, hơi ẩm tích tụ thành những hạt băng nhỏ có thể bị hút vào trong động cơ máy bay.

Các mảnh băng trên có thể phá hủy cánh quạt tuôcbin hoặc tan chảy ra và làm hỏng thiết bị đánh lửa của động cơ.

“Việc đóng băng có thể gây hỏng nặng cho động cơ máy bay, làm tê liệt và gây thiệt hại cho các máy móc trên máy bay” - giám đốc BMKG Edvin Aldrian đánh giá. 

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Mỹ cho biết hiện tượng này từng xảy ra ở hơn 100 máy bay lớn của Airbus và Boeing - đa số sử dụng động cơ của General Electric - từ giữa thập niên 1990 đến năm 2008. 12 máy bay đã bị tê liệt động cơ nhưng không rơi xuống đất.

Nguyên nhân là động cơ của các máy bay trên sau khi bị tê liệt đã khởi động lại được. Ngành công nghiệp hàng không đã điều chỉnh các phần mềm máy bay từ năm 2008 để khắc phục sự cố này.

Năm 2013, một máy bay chở hàng lớn của Boeing cũng bị đóng băng trong động cơ. Tuy nhiên Airbus A320 chưa từng nằm trong danh sách các máy bay gặp sự cố này. BKMG nhấn mạnh đây chưa phải là kết luận cuối cùng.

Hiện tượng băng tích tụ bên trong động cơ có thể chỉ là một trong số các nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn. Vấn đề là có khá nhiều máy bay đã bay tuyến Surabaya - Singapore cùng thời điểm với chuyến bay QZ8501 nhưng không gặp sự cố nào.

Báo Wall Street Journal dẫn lời chuyên gia hàng không Greg Waldron của trang web Flightglobal đánh giá không thể đưa ra kết luận về nguyên nhân tai nạn chỉ dựa trên báo cáo thời tiết. “Cho đến khi có được dữ liệu từ hộp đen, chúng ta chỉ có thể phỏng đoán” - ông Waldron nhấn mạnh.

Phát hiện thêm các mảnh vỡ

Theo Reuters, hôm qua khi thời tiết trên biển Java trở nên ôn hòa, một nhóm thợ lặn Indonesia đã tìm thấy mảnh vỡ thứ năm ngoài khơi đảo Borneo. Mảnh vỡ này dài khoảng 10m, rộng 1m.

Ngoài ra các thợ lặn cũng đã vớt được tổng cộng 34 thi thể hành khách, vài người vẫn còn ngồi trên ghế máy bay. Rất có thể còn nhiều thi thể bị mắc kẹt bên trong khoang máy bay. 

Ông Bambang Soelistyo, giám đốc Cơ quan Tìm kiếm và cứu hộ Indonesia (Basarnas), cho biết phạm vi tìm kiếm trên vùng biển phía nam thị trấn Pangkalan Bun đã được mở rộng về phía đông. Bởi nhiều mảnh vỡ máy bay có thể đã bị các dòng hải lưu cuốn trôi.

Nhưng trong hôm qua Basarnas lại phải hoãn hoạt động tìm kiếm do mưa to và gió lớn hoành hành trên biển Java.

“Các thợ lặn đã xuống dưới đáy biển nhưng ở đó quá tối và các dòng hải lưu thổi mạnh, do đó phải trở lên mặt nước. Chúng tôi sẽ triển khai một thiết bị điều khiển từ xa để tiếp tục tìm kiếm” - ông Soelistyo khẳng định. BMKG dự báo thời tiết trên biển Java sẽ dịu đi trong hai ngày tới và sẽ có diễn biến tốt.

Trung tá không quân Indonesia Johnson Supriadi cho biết các đội cứu hộ sẽ chia sẻ sức lực cho ba nhiệm vụ là vớt các thi thể hành khách, xác định vị trí thân máy bay và tìm kiếm hai chiếc hộp đen. Nhiều khả năng thân máy bay đang nằm ở độ sâu 30m.

Các chuyên gia khẳng định ở độ sâu này việc tìm kiếm sẽ không gặp khó khăn khi trời quang mây tạnh trên biển Java.

ĐÔNG PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar