06/10/2014 11:29 GMT+7

Đón xem "nguyệt thực đỏ" chiều tối 8-10

TUẤN DUY (HAAC)
TUẤN DUY (HAAC)

TTO - Ngày 8-10, người dân Việt Nam cùng một số vùng trên thế giới sẽ có cơ hội ngắm nguyệt thực toàn phần (total eclipse) lần thứ hai trong năm.

Ảnh mô phỏng các diễn biến của nguyệt thực và sắc thái Mặt trăng - Nguồn: NASA/HAAC

Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu lúc 17g25 (theo giờ Việt Nam) và đạt cực đại lúc 17g54. Lúc này Mặt trăng sẽ nhuốm màu đỏ rõ, đẹp nhất. Cũng vì có màu đỏ nên người ta hay gán tên cho hiện tượng này là “trăng máu”.

Trừ châu Âu, châu Phi và một phần nhỏ khu vực châu Á, các vùng còn lại đều có thể quan sát được nguyệt thực lần này (toàn phần hay một phần), trong đó các nước khu vực châu Mỹ, Úc và khu vực Đông Á sẽ có điều kiện quan sát thuận lợi nhất. 

Riêng Việt Nam khó có thể quan sát được pha toàn phần do thời điểm này Mặt trăng đang ở rất sát chân trời hướng đông và chuẩn bị mọc (chỉ lên cao 4,3 độ so với chân trời). 

Theo tính toán của NASA, nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài đến 18g24. Sau đó Mặt trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường, đến 19g34 thì hoàn toàn ra khỏi vùng bóng tối.

Tại sao Mặt trăng có màu đỏ khi nguyệt thực toàn phần?

Điều này được giải thích vì ngay khi Trái đất chặn các tia từ Mặt trời thì ánh sáng Mặt trời vẫn rẽ ra xung quanh rìa của Trái đất, và ánh sáng này được phản chiếu lên trên Mặt trăng (refracted light).

Ánh sáng từ Mặt trời có thành phần bao gồm đủ các màu với các bước sóng khác nhau.

Khi ánh sáng Mặt trời đi qua lớp khí quyển Trái đất, do hiện tượng tán xạ Raleigh, các bước sóng ngắn như màu xanh, tím... sẽ bị khí quyển Trái đất tán xạ gần như hoàn toàn, chỉ ánh sáng màu đỏ có bước sóng ánh sáng dài là có khả năng đi xuyên qua bầu khí quyển nhiều nhất.

Đồng thời bầu khí quyển Trái đất như một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối tạo ra bởi Trái đất (umbra) và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt trăng khi nó đi qua, do đó ta thấy Mặt trăng có màu đỏ khi nguyệt thực. 

Quan sát nguyệt thực thế nào?

Khi quan sát nguyệt thực, chúng ta hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường, tuy nhiên sẽ thú vị hơn khi sử dụng ống nhòm và kính thiên văn nhỏ để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của Mặt trăng.

Để quan sát được nguyệt thực, chúng ta cần ở vị trí quan sát thật trống ở hướng đông và chân trời ít mây. Tuy nhiên do Việt Nam chúng ta đang trong mùa mưa, vào chiều tối hay có mây mù nên khó quan sát nguyệt thực ở giai đoạn toàn phần, chỉ có thể quan sát được nguyệt thực một phần từ sau 18g24-19g34 - thời điểm Mặt trăng đã lên cao hơn so với chân trời (khoảng 27 độ).

TUẤN DUY (HAAC)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Những ngày qua, quầng Mặt trời (hào quang Mặt trời) xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam, mới đây nhất là tại Hà Nội trưa 15-5.

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar