15/01/2017 08:40 GMT+7

Đón thị trường để chọn trúng ngành

NGỌC HÀ thực hiện
NGỌC HÀ thực hiện

TTO - Năm 2017 là năm đầu tiên Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐ-TB&XH đồng hành cùng báo Tuổi Trẻ trong chuỗi Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp.

Sinh viên năm nhất khoa xét nghiệm y học Trường CĐ Viễn Đông, Q.12, TP.HCM trong giờ thực hành - Ảnh: NHƯ HÙNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Trương Anh Dũng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, đã cho biết thêm nhiều thông tin chung về thị trường lao động hiện nay.

“Báo động đỏ” về lãng phí nguồn nhân lực

* Nhiều thí sinh, phụ huynh tỏ ra lo lắng cho tương lai việc làm, khi thống kê cho thấy hiện có đến 200.000 sinh viên sau tốt nghiệp ĐH lại rơi vào tình cảnh “cử nhân thất nghiệp”. Theo ông, con số này có minh chứng cho bức tranh ảm đạm của thị trường lao động?

- Nền kinh tế nước ta đang yêu cầu chuyển dần từ dựa vào việc gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang dựa vào tăng năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Trong đó, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, chính là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước. Con số rất lớn về lao động có trình độ ĐH trở lên thất nghiệp cho thấy sự bất cập của thực trạng đào tạo nhân lực và nhu cầu nhân lực ở trình độ này.

Đây là sự “báo động đỏ” về lãng phí nguồn nhân lực, lãng phí công sức, tiền bạc cho quá trình học tập. Chưa kể bản thân sinh viên có khi còn bỏ lỡ những cơ hội học nghề, lập nghiệp khác. Trước tình trạng này, việc phụ huynh, người học quan tâm lo lắng cho tương lai việc làm là điều tất yếu.

Đã đến lúc cần tập trung điều chỉnh lại quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐH. Đồng thời phải nghiêm túc đánh giá, làm tốt hơn nữa công tác dự báo nhu cầu về nhân lực, quy hoạch hệ thống giáo dục đào tạo sát hơn với nhu cầu sử dụng lao động, tăng cường công tác hướng nghiệp, phân luồng sau trung học.

Thực tế ở những nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, làm tốt những giải pháp này cùng với việc phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiệu quả là đã góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, giảm tỉ lệ thất nghiệp.

TS Trương Anh Dũng - Ảnh: N.HÀ

Ngành xây dựng triển vọng, ngành khai khoáng, vận tải... “cạn” nhu cầu?

* Ông có thể cung cấp thông tin chung về thị trường lao động hiện nay? Ngành nghề nào đang “khát” nhân lực, ngành nào thí sinh cần cân nhắc chọn lựa do đã rơi vào tình trạng bão hòa?

- Bản tin cập nhật thị trường lao động quý 3-2016 mới được Bộ LĐ-TB&XH công bố cho thấy tỉ lệ lao động làm công ăn lương giảm, tỉ lệ thất nghiệp tăng, đặc biệt ở nhóm thanh niên và có trình độ cao. Trong số những người thất nghiệp, nhiều nhất ở các nhóm trình độ ĐH trở lên (trên 202.000 người).

Riêng tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên thành thị gấp gần 4 lần tỉ lệ thất nghiệp chung. Một số nhóm nghề người lao động tìm việc nhiều nhưng ít chỗ làm việc, như kế toán - kiểm toán, tài chính - ngân hàng.

Theo dự báo của Trung tâm quốc gia về dịch vụ việc làm, đến năm 2020 nước ta có khoảng 57 triệu chỗ làm việc, tăng 4,6 triệu so với năm 2015. Trong đó, những ngành dự báo tăng mạnh về việc làm là xây dựng (tăng gần 2 triệu chỗ làm việc), hoạt động kinh doanh bất động sản (tăng 1,3 triệu), dịch vụ lưu trú và ăn uống (tăng 1,2 triệu), công nghiệp chế biến - chế tạo và nghệ thuật vui chơi giải trí (mỗi ngành tăng gần 1 triệu chỗ làm việc).

Bên cạnh đó, có những ngành dự báo nhu cầu việc làm gần như bão hòa, nhu cầu về lao động nếu có tăng cũng không đáng kể như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; hành chính và dịch vụ hỗ trợ; cung cấp nước, xử lý rác thải; sản xuất và phân phối điện, khí, nước nóng; khoa học công nghệ.

Đặc biệt, thí sinh cần lưu ý có những ngành nhu cầu về việc làm dự báo sẽ bị giảm trong vòng ba năm tới như nông - lâm nghiệp - thủy sản (giảm khoảng 2,6 triệu lao động), khai khoáng, vận tải, quản lý nhà nước, hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình và các hoạt động dịch vụ khác.

Mặc dù thị trường lao động luôn có nhu cầu, nhưng điều quan trọng hơn là chất lượng đào tạo - kỹ năng hành nghề mới là điều quyết định đến việc làm, thu nhập và thăng tiến trong nghề nghiệp.

* Từ năm 2017, các trường CĐ, trung cấp sẽ tuyển sinh theo quy chế của Bộ LĐ-TB&XH. Đâu là những điểm khác biệt trong tuyển sinh các bậc đào tạo năm 2017 so với trước đây mà thí sinh và các trường cần lưu ý?

- Việc thực hiện tuyển sinh trình độ trung cấp, CĐ từ năm 2017 sẽ phải thực hiện theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp. Dự thảo “Thông tư quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ CĐ, trung cấp” sau khi xin ý kiến rộng rãi, đã được trình Bộ LĐ-TB&XH xem xét, ban hành.

Theo đó, đối tượng tuyển sinh với trình độ trung cấp là học sinh đã tốt nghiệp THCS, với trình độ CĐ là học sinh tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp trung cấp (có bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã học và thi đạt yêu cầu, đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT). Sẽ có ba hình thức tuyển sinh: xét tuyển hoặc thi tuyển, hoặc kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển.

Hiệu trưởng các trường tự quyết định số lần tuyển sinh trong năm, hình thức tuyển sinh, tự xây dựng quy chế tuyển sinh của mình, cùng các điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào (nếu có). Do đó, trường nào tuyển sinh tốt thì chỉ một lần tuyển sinh là đủ chỉ tiêu, trường nào tuyển sinh chưa đủ thì có thể tuyển nhiều lần trong năm.

Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp góp phần phân luồng hiệu quả

Tổng cục Dạy nghề đánh giá cao cách thức tổ chức Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2017 của báo Tuổi Trẻ. Hi vọng chương trình này sẽ góp phần phân luồng hiệu quả sau THCS và THPT vốn là điểm nghẽn triền miên của hệ thống giáo dục.

Tổng cục đã có văn bản đề nghị giám đốc các sở LĐ-TB&XH, hiệu trưởng, giám đốc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tích cực hưởng ứng, tham gia chương trình nói trên; đồng thời cử một số lãnh đạo cấp vụ là những chuyên gia nhiều kinh nghiệm, trực tiếp đi tư vấn cho thí sinh trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời - “học nghề, khởi nghiệp”.

Nội dung tư vấn tập trung vào ba nhóm vấn đề: thông tin dự báo về thị trường lao động, nhu cầu việc làm; quy định mới trong Luật giáo dục nghề nghiệp, về tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp năm 2017; tư vấn kỹ năng tìm kiếm cơ hội học nghề ở những cơ sở đào tạo có chất lượng; tìm hiểu những ngành, nghề có cơ hội việc làm và thu nhập tốt sau khi tốt nghiệp.

TS TRƯƠNG ANH DŨNG (phó tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

NGỌC HÀ thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Tôi quyết định áp dụng việc cấm điện thoại ở nhiều buổi học hơn, với hy vọng kéo dần các bạn về trạng thái tư duy học tập độc lập cần có.

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Trường 30 năm '0 đồng ngân sách' đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì

Ngày 13-7, Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập trường.

Trường 30 năm '0 đồng ngân sách' đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Tôi ra đời làm đứa con 'lộc trời cho' trong ánh mắt nửa mừng rỡ, nửa lo lắng của những người đã bước sang bên kia dốc cuộc đời.

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Bắt đầu đăng ký nguyện vọng từ ngày 16-7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), 8h ngày 16-7, thí sinh sẽ biết điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Bắt đầu đăng ký nguyện vọng từ ngày 16-7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

Bắt nhịp cùng xu hướng chuyển dịch toàn cầu và nhu cầu bứt phá của nền kinh tế số, Trường Đại học FPT (FPTU) tiếp tục mở rộng hệ thống ngành học với những chuyên ngành mới mang tính đón đầu.

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ tiếp tục đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 12-7.

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar