24/09/2011 08:18 GMT+7

Dồn gần 500 học sinh trong nhà phố

VĨNH HÀ - NGỌC HÀ
VĨNH HÀ - NGỌC HÀ

TT - “Bất ngờ và hoảng loạn” là cụm từ mà nhiều phụ huynh lớp 3E Trường tiểu học Thăng Long (Hà Nội) đã nói với nhau trong buổi họp phụ huynh bất thường kéo dài ba giờ rưỡi vào chiều tối 23-9, để bàn về dự định trường này chuyển học sinh đến học trong một căn nhà phố.

Read this on Tuoitrenews.vn

Phóng to
Ngôi nhà này được thuê với giá 125 triệu đồng/tháng, là nơi Trường tiểu học Thăng Long dự định dồn gần 500 học sinh vào học - Ảnh: N.Hà

Ngày 16-9, ban giám hiệu Trường tiểu học Thăng Long mới chính thức thông báo cho đại diện cha mẹ học sinh về chuyện sẽ đưa trên 1.000 học sinh đến các điểm học tạm để giải phóng mặt bằng xây trường mới. Nhưng điều mà nhiều phụ huynh thất vọng và lo lắng là điểm học mới có quá nhiều bất ổn.

Để kịp đạt chuẩn quốc gia

Tại Hà Nội, vào thời điểm này cũng có nhiều trường học đã và sắp khởi công xây dựng, sửa chữa. Rất nhiều nỗi khổ mà học sinh phải gánh chịu từ việc này do không có sự chuẩn bị chu đáo.

Tại cuộc họp phụ huynh lớp 3E và một số đại diện phụ huynh khối lớp 3, bà Phan Thị Thắng, hiệu trưởng Trường tiểu học Thăng Long, đã trình bày lý do di dời học sinh để xây dựng trường mới, nhằm kịp được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2013.

Chuẩn bị cho việc chuyển trên 1.000 học sinh, nhà trường đã đi tìm nhiều địa điểm, nhưng chỉ có hai địa điểm khá ổn là Cung thiếu nhi thành phố và Trường tiểu học Nguyễn Du dành một số phòng cho học nhờ, còn lại phải thuê mướn địa điểm bên ngoài. Số học sinh đông nhất được tập trung tại điểm 319 Bạch Đằng, bao gồm năm tầng nhà và một tầng áp mái.

Bà Thắng khẳng định diện tích ở đây đủ cho 10 phòng học và 3 phòng chức năng, phòng nhỏ nhất là 20-24m2, lớn nhất là 40m2. Tổng diện tích là 140m2.

Tuy nhiên, phụ huynh của học sinh L.C. là kỹ sư xây dựng, người trực tiếp mang thước đến đo kỹ lưỡng điểm học mới, đã phát biểu tại cuộc họp: “Tôi không hiểu cách đo đạc của nhà trường, vì sao lại vênh so với số liệu của chúng tôi. Phòng lớn nhất ở điểm học này chúng tôi chỉ đo được 29,64m2, phòng nhỏ là 20,52m2. Tổng diện tích sử dụng của toàn điểm học này là 104,88m2. Đây là diện tích dành cho khoảng 500 học sinh chuẩn bị di dời đến học tạm. Trung bình khoảng 45 học sinh/lớp. Với số lượng này, dù ở những phòng học lớn nhất thì cũng quá chật chội”.

Bà Đoàn Thị Thu Hương, đại diện phụ huynh lớp 3E, cho biết thêm: chỉ có tầng 4, 5 có cửa sổ, các tầng dưới không có cửa sổ, thiếu sáng và thiếu khí trầm trọng, nhất là phòng học hơn 20m2 nằm kẹp ở giữa. Cả ngôi nhà chỉ có một cầu thang duy nhất rộng khoảng 1m, không có cửa và thang thoát hiểm, không có thiết bị chữa cháy khi cần thiết, số nhà vệ sinh không đủ cho mấy trăm học sinh, không có máy nổ, quạt thông gió. Ở tầng áp mái, vách được làm bằng kính bình thường, vô cùng nguy hiểm đối với học sinh tiểu học.

Một phụ huynh là kiến trúc sư phát biểu: “Ngôi nhà không đủ điều kiện để tổ chức lớp học, đặc biệt với số lượng học sinh quá đông”.

Thuê 125 triệu đồng/tháng

Chúng tôi đã đến điểm 319 Bạch Đằng. Đúng như nhận xét của nhiều phụ huynh, đây là một điểm không phù hợp để dạy học với số lượng quá lớn. Trao đổi với chủ ngôi nhà trên, chúng tôi được biết quyền sở hữu ngôi nhà này là em trai của bà hiệu trưởng Trường tiểu học Thăng Long. Và ngôi nhà này được thuê với giá 125 triệu đồng/tháng bằng tiền lấy từ nguồn ngân sách của thành phố Hà Nội.

Bà Phan Thị Thắng cho biết: “Chúng tôi sẽ sửa sang, nâng cấp nếu có những bất ổn ảnh hưởng đến học sinh. Ngoài ra sẽ phối hợp với công an để phân luồng giao thông, bố trí giờ học theo ba múi giờ khác nhau để hạn chế ách tắc”. Nhưng nhiều phụ huynh phản đối. Họ cho rằng cha mẹ học sinh không thể đi làm quá muộn để đưa con đến trường theo giờ. Hơn nữa, sự an toàn tính mạng và sức khỏe của học sinh đã bị đe dọa.

Hầu hết phụ huynh có mặt trong cuộc họp kiến nghị ngừng việc di dời để tìm địa điểm vì đây không phải là việc có thể làm vội vàng. Về kiến nghị này, bà Phan Thị Thắng ra điều kiện: “Trong 15 ngày tới, nếu phụ huynh không thể tìm được địa điểm khác thì bắt buộc phải học tại điểm 319 Bạch Đằng”.

Quá thất vọng, một số phụ huynh đã đề nghị rút học bạ. Họ cho rằng nhà trường có vài tháng để tìm địa điểm còn không xong, bắt phụ huynh đi tìm trong 15 ngày thì quá thách đố họ. Một phụ huynh khác bức xúc: “Tôi vừa xin chuyển cho con tôi về trường này theo diện trái tuyến. Tôi không hiểu điều kiện khó khăn của trường như vậy mà ban giám hiệu vẫn tiếp nhận bổ sung học sinh”.

VĨNH HÀ - NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Đi họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh ngỡ ngàng khi được con và các bạn mời vào 'rạp phim mini' và đón nhận từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Trống hội, Một vòng Việt Nam, Bắc Bling... sân trường tiểu học trở nên náo nhiệt và hào hứng khi các em học sinh hòa mình hát và gõ nhịp theo các nghệ sĩ với những nhạc cụ có trong tay.

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Hành trình hướng nghiệp giờ đây không chỉ là chuyện riêng của con trẻ, mà là bài toán thời cuộc của cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã định hình vai trò của một đại học đa ngành, sáng tạo và có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới.

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar