27/04/2018 13:26 GMT+7

Domino's pizza Ấn Độ xài phô mai giả là tin...giả

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Một đoạn video nói cửa hàng pizza Domino’s ở Ấn Độ sử dụng "phô mai giả" đang lan truyền mạnh trên mạng xã hội. Nhưng chính đoạn video đó mới là… giả.

Trong một đoạn clip dài 5 phút tự quảng cáo là bản tin của "BBC" - lấy tên của đài BBC Anh, một người đàn ông nói giọng Anh thuật lại một câu chuyện từ một "cựu đầu bếp" của chuỗi Domino’s.

Nhân vật đầu bếp này đã làm ở đó 6 tháng trước khi thôi việc, vì cảm thấy "buồn nôn" với kiểu quảng cáo lừa đảo của cửa hàng.

Người đàn ông ấy lại nghe người khác nói về bánh mì tỏi phết dầu và trơn nhờn như thế nào, rồi làm thế nào những chiếc bánh pizza lại có thể được làm không phải bằng phô mai mozzarella, mà là một loại chất nhũ hóa không dùng cho thực phẩm.

Ông ta nói rằng mình luôn cố làm thực phẩm "thật", chứ không phải là chất hóa học, nhưng ý tưởng của mình nhanh chóng bị bác bỏ vì việc làm thức ăn thật luôn đắt đỏ, trong khi bản thân thương hiệu đã có giá trị hơn hẳn so với những gì nó thực sự mang tới cho khách hàng.

Sau đó, "người tường thuật" lại nói tiếp về việc cửa hàng Domino’s ở Ấn Độ không phục vụ đồ ăn thật. Thế nên những người làm video ấy đã phân tích các sản phẩm của cửa hàng trong phòng thí nghiệm, và cho rằng toàn bộ phô mail là giả, chứa đầy chất béo bão hòa. Xa hơn nữa, họ phỏng vấn thương hiệu ấy và phía Domino’s bác bỏ cáo buộc.

Câu chuyện nghe rất hợp lý ấy nhanh chóng bị đài BBC "thật" phản pháo. Họ khẳng định chưa bao giờ sản xuất bản tin ấy cả.

Người phát ngôn của Domino’s cũng nói với tạp chí Forbes phiên bản Ấn Độ rằng BBC đã xác nhận với họ chưa bao giờ xuất bản bản tin như vậy: "Chúng tôi muốn làm rõ rằng video đó không phải của BBC. Việc này cũng được BBC chính thức xác nhận sau một cuộc điều tra nội bộ. Những chiếc bánh chay hoặc mặn của chúng tôi luôn được làm từ 100% chất lượng phô mai và sữa thật".

TTO - 'Đỉnh cao' của tin giả là biến một nhà hàng hoàn toàn không tồn tại trở thành địa điểm ẩm thực hàng top tại London, xếp đầu trên trang web TripAdvisor. Quá trình 'chế biến' tin giả này như thế nào?

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: tin giả phô mai giả

Tin cùng chuyên mục

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Ông Elon Musk cáo buộc Nam Phi cấm mạng Internet của Starlink phủ sóng vì ông “không phải người da đen”, trong khi cơ quan địa phương khẳng định chưa từng nhận hồ sơ xin cấp phép của SpaceX.

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Một video ghi lại cảnh con trăn khổng lồ bơi trên sông Amazon đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội khắp các quốc gia, nhưng thực tế video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar