24/01/2025 14:19 GMT+7

Đổi tiền mới lì xì Tết: Trăm dâu đổ đầu... ngân hàng

Cứ vào dịp đến Tết Nguyên đán nhiều ngân hàng ở các thành phố lớn lại đau đầu với nỗi lo cũ: Tiền mới!

Trăm nỗi khổ vì nhờ đổi tiền mới để lì xì tết - Ảnh 1.

Quảng cáo đổi tiền mới trên mạng xã hội - Ảnh: HUỲNH HOA

Hơn hai mươi năm trước, chuyện lì xì ngày Tết của các gia đình đơn giản hơn, hầu hết là tiền cũ và giá trị cũng tượng trưng cho sự cầu chúc may mắn. Người được lì xì chủ yếu chỉ là người già và trẻ em.

"Chiều" khách hàng bằng tiền mới

Kinh tế đi lên, ngân hàng thương mại cũng nhiều. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều khu dân cư có mấy ngân hàng cùng hoạt động dẫn đến việc cạnh tranh để thu hút khách hàng. 

Ban đầu, việc chi tiền mới cho khách trước Tết được xem là một cách thu hút và giữ chân khách hàng vì nhu cầu xã hội bấy giờ chưa lớn. 

Nhưng sau đó, khách hàng này nói khách hàng kia, và mỗi lần đến ngân hàng giao dịch, nhiều khách hàng bắt đầu "làm eo" - nói không có tiền mới thì sẽ bỏ sang ngân hàng khác.

Khách hàng cá nhân còn đỡ, nhiều công ty có hàng vạn công nhân, năm nào thủ quỹ hay kế toán sang giao dịch cũng đòi ngân hàng phải chi bằng tiền mới để "sếp lì xì cho công nhân".

Tiền mới được đóng thành bó 10 xấp là 1.000 tờ nhưng công ty nào cũng đời đổi mấy bó. 

Không biết công nhân có được lì xì tiền mới không nhưng có nhiều năm, dịch vụ đổi tiền mới lấy phí trước cổng các khu công nghiệp, khu chế xuất gần như công khai cho đến khi bị dẹp.

Mà tiền mới không phải muốn đưa ra bao nhiêu cũng được. 

Bên cạnh đó, từ ngày chuyển từ tiền giấy sang tiền polymer thì lượng tiền hư hỏng cần in mới thay thế đã giảm đáng kể. 

Nói tóm lại là tiền mới luôn có giới hạn, nhất là tiền mệnh giá nhỏ, còn nhu cầu lì xì Tết bằng tiền mới của người dân là rất lớn.

Đổi tiền mới rồi quay lại gửi ngân hàng

Vì vậy, cứ gần Tết là ở nhiều ngân hàng lại đau đầu về chuyện tiền mới. Có không ít ngân hàng phải lập hẳn danh sách khách hàng do ban giám đốc phê duyệt, mỗi khách hàng được đổi bao nhiêu tiền mới. 

Nhưng danh sách này thường xuyên bị "bể kế hoạch" do công ty nào cũng muốn có tiền mới.

Khổ nhất vẫn là nhân viên các ngân hàng, đặc biệt là các thủ quỹ. Vừa bị áp lực từ lãnh đạo ngân hàng, vừa bị áp lực từ khách hàng, chưa nói đến gia đình, rồi người quen...

Một thủ quỹ lâu năm cho biết lúc đầu có lần chị phải đền tiền do người quen cầm 5 triệu đồng vô đổi tiền mới nhưng chị lại đưa tiền nhầm thành 50 triệu. 

Cuối giờ kiểm tiền phát hiện thấy thiếu 45 triệu, kiểm tra chứng từ và bảng kê tiền đều khớp đúng, rồi chị mới nhớ vụ đổi tiền, nhưng gọi điện thoại xin lại thì người này chối bay biến. 

Năm đó gia đình chị mất Tết.

Một sếp nho nhỏ ở một ngân hàng to to cũng ngán ngẩm vì mỗi ngày nhận mấy chục cuộc điện thoại từ bạn bè, người quen, họ hàng gần xa chỉ với nội dung duy nhất: Đổi tiền mới giùm. 

Bạn bè thì gồm bạn học phổ thông, bạn học đại học, cao học, bạn lớp yoga, bạn nhóm thiền, nhóm hát với nhau, nhóm thiện nguyện…

Người quen lại càng bao la, từ chị tổ trưởng dân phố, đến sui gia của em chồng, mợ của chị dâu... Và họ hàng các bên nội ngoại xa gần mỗi năm không gặp, chỉ điện thoại một lần gần Tết để nhờ đổi giùm tiền mới.

Ngay cả trẻ con cũng bị lôi vào cuộc: Hồ sơ học sinh phải ghi rõ tên họ cha mẹ, nghề nghiệp. Và một hôm gần Tết, em học trò được cô giáo nhắn nhủ: Mẹ em làm ngân hàng, em về nói mẹ đổi giùm cô ít tiền mới. 

Trong khi đó mẹ em đang muốn điên vì cái tội: Làm trong ngân hàng để rồi tứ bề nội ngoại, mấy chục người năm nào cũng coi chuyện đổi tiền mới của cô như bổn phận phải chu toàn.

Đến bao giờ mới chấm dứt ác mộng tiền mới cho nhân viên các ngân hàng? Đến bao giờ trở lại như xưa: Tiền lì xì cũ mới gì cũng được vì giá trị như nhau.

Chưa nói chuyện đầu năm, người người nhà nhà lại gom tiền mới trong các bao lì xì và cả những tờ tiền mới chưa sử dụng rồi vô ngân hàng nộp lại vào tài khoản, tiền gửi tiết kiệm!

Tết sẻ chia 2025: 'Mưa' lì xì tới học sinh vùng cao ở Yên Bái

Dù trong tiết trời se lạnh của miền Bắc, nhiều học sinh vùng cao ở Yên Bái vẫn cảm thấy phấn khích, vui tươi vì nhận được "mưa" lì xì từ chương trình Tết sẻ chia 2025.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại Hậu Giang được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, công viên, thư viện.

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar