31/03/2012 07:20 GMT+7

Đội đá chắn sóng

VÕ MINH
VÕ MINH

TT - Nằm giữa muôn trùng sóng nước, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) triền miên hứng những đợt sóng dữ của bão biển. Cư dân ở đảo luôn phải khổ nhọc chống chọi với nạn triều cường xâm lấn để giành giật từng tấc đất với biển cả.

Phóng to
Người dân thôn Tây đội đá chắn sóng - Ảnh: V.Minh

Ông Võ Nhất (72 tuổi, thôn Tây, xã An Vĩnh) thường kể rất hãnh diện việc đi tiên phong đội đá lấn biển, chắn sóng giữ làng, giữ nhà của mình. Nhà ông là một trong số ít các gia đình sống sát mép biển của làng. Chục năm về trước, cứ qua một trận gió bão kèm theo triều cường, ông cùng bà con láng giềng trong vùng lực bất tòng tâm đứng nhìn biển ngoạm từng mét đất của đảo, của gia đình.

Chỉ tay vào giữa ngôi nhà, ông Nhất nói trước đây nước biển lấn vô tới tận trong đó. Thấy biển cứ “nuốt” đảo, “nuốt” đất, cuộc sống không thể an cư, ông cùng gia đình khuân đá từ trên núi về chất thành kè để cản sóng biển. Những tảng đá nặng cả trăm ký, có khi nặng cả tấn lần lượt được đưa xuống biển, hình thành một “trường lũy” kiên cố cản sóng. “Lúc đầu một tay mình làm, sau này còn thuê người cùng chất đá. Đến năm 2007 tiếp tục dốc hết 25 cây vàng gia đình dành dụm được để mang ra mua đá, thuê người chất kè. Tốn mấy cũng phải làm. Mình mà không làm thì giờ cả mình, con cháu không còn nhà, có đất để ở” - ông kể lại.

Miệt mài, ông Nhất đã hình thành nên một đoạn kè cao 5m, dài 20m từ bàn tay con người. Triều cường không thể lấn vào thêm một gang đất nào mà ngược lại, gia đình ông còn lấn ngược ra biển được thêm 400m2, nay là vườn rau xanh tốt. Ông nhẩm tính để có được kè, gia đình ông bị “ngốn” không dưới 800 triệu đồng.

Ông Trần Minh Lý, thôn Tây, cũng kiên trì đội đá chắn sóng biển. Bệnh tật, sức yếu nhưng ông Lý vẫn không chịu thua biển. Biển lấn vào đất 3m thì ông lại đưa đá xuống biển lấn ra lại nguyên trạng, có khi lấn biển còn nhanh hơn biển lấn. Sau hàng chục năm “đấu” với biển, ông cũng làm biển... chịu thua. Còn ông thì có thêm một khu đất rộng để sinh hoạt, lấy lại phần đất gia đình bị biển lấn.

Ông Trần Bút, chủ tịch UBND xã An Vĩnh, cho biết nếu như gần 100 hộ dân ở thôn Tây không tự giác bỏ tiền thuê nhân công xây kè, lấn biển thì đến hôm nay khu vực đó đã bị sóng biển lấn hết. Ông Bút kể trước kia bờ biển chỉ cách mặt đường chính của huyện vài ba mét, nay người dân lấn biển nới rộng ra lên đến hàng chục mét. Việc làm của các hộ dân ở đây phần nào giải quyết bớt khó khăn cho địa phương và bảo đảm cuộc sống của người dân trước nạn sạt lở.

VÕ MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 2: Tham vọng Kinh thành phồn hoa đô hội

Khơi sông, xây cầu và xây dựng hàng trăm nhà phố, lệnh cho dân kinh doanh khắp xứ về Kinh thành buôn bán. Vua Minh Mạng có tham vọng biến sông Vua thành nơi tấp nập ghe thuyền, Kinh thành là nơi phố thị sầm uất…

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 2: Tham vọng Kinh thành phồn hoa đô hội

Tận diệt cá dưới chân cầu Long Biên

Luật Thủy sản nghiêm cấm các hành vi như dùng xung điện, dòng điện để khai thác nguồn lợi thủy sản, nhưng ghi nhận của Tuổi Trẻ tại một khúc sông Hồng dưới chân cầu Long Biên (Hà Nội), những chiếc thuyền gắn thêm động cơ vẫn lén lút kích điện bắt cá.

Tận diệt cá dưới chân cầu Long Biên

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Những người phương Tây khi đến Huế xưa đã ngỡ ngàng ngợi ca về một kinh đô tuyệt đẹp với biết bao câu chuyện thần thánh, thiêng liêng, diệu kỳ.

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar