08/11/2017 10:04 GMT+7

Đổi cách đóng BHXH để tăng lương hưu

Đ.BÌNH - M.HIẾU ghi
Đ.BÌNH - M.HIẾU ghi

TTO - Bàn thêm về “Giải bài toán lương hưu thấp”, nhìn sang các nước họ áp dụng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc có sự chia sẻ của nhà nước để tạo mức lương hưu tốt cho người dân.

Đổi cách đóng BHXH để tăng lương hưu - Ảnh 1.

Người dân làm thủ tục đăng ký nhận lương hưu tại Bảo hiểm xã hội TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo TS Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội: để lương hưu của nhiều người không ở mức thấp như hiện nay, cần phải cải cách chính sách tiền lương và có hệ thống BHXH đa tầng, trong đó cần có sự chia sẻ và có sự tham gia của nhà nước như cách làm ở Trung Quốc.

Trung Quốc không quy định BHXH bắt buộc hay tự nguyện, mà là BHXH theo khu vực. Ở khu vực nông thôn, họ quy định 3 mức đóng, thấp nhất là mức tiền tương đương 3 USD, 6 USD và cao nhất là 20 USD - tương đương với đó là các mức hưởng khi hưu. 

Nhà nước sẽ bù mức đóng cho người lao động khó khăn, thường là người lao động chỉ phải đóng 50%, còn lại 50% là sự chia sẻ, "đóng bù" của địa phương và trung ương.

Việt Nam cần quy định nhiều tầng nấc, cách đóng, hưởng BHXH. Tầng thấp nhất, như bên Trung Quốc, BHXH kiểu như trợ giúp xã hội, quy định 3 mức đóng tối thiểu 3-6-20 USD và nhà nước phải tham gia tài trợ mức đóng, mức hưởng. 

Tầng thứ 2 nên là BHXH bắt buộc theo từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, ai đóng bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, đóng cao hưởng cao, đóng ít hưởng ít. Tầng thứ 3 là BHXH tự nguyện để những người thu nhập cao họ tự nguyện mức đóng để hưởng chế độ hưu trí tự nguyện.

Còn một điều cần lưu ý là BHXH có liên quan rất nhiều đến chính sách lương. Như trong khối nhà nước, người lao động đi làm được lương trên 10 triệu đồng một tháng nhưng lại đóng BHXH trên mức lương cơ sở chỉ khoảng mấy triệu đồng thì không hợp lý. Phải thay đổi để đóng BHXH theo mức lương thực tế, từ đó mới có mức lương hưu cao.

Kinh nghiệm từ Singapore, Đan Mạch

Ở Singapore, chương trình Quỹ Dự phòng trung ương (CPF) được đánh giá là hệ thống hưu trí tốt nhất châu Á. Quỹ hoạt động với nguồn tài chính được trích từ chính người lao động và bên sử dụng lao động.

Đa số người lao động ở Singapore sẽ đóng 34,5% tiền lương của mình vào chương trình CPF, với người làm công trung bình chịu 20%, còn bên sử dụng lao động trả 14,5%.

Người sử dụng lao động buộc phải đóng CPF cho nhân viên có thu nhập quá 25 EUR/tháng. Còn người lao động sẽ đóng vào quỹ khi có thu nhập trên 247 eur/tháng và phải đảm bảo số tiền dự trữ trong tài khoản hưu trí ở mức tối thiểu 155.000 USD, không được rút cho tới khi nghỉ hưu.

Tại "thiên đường hưu trí" Đan Mạch, nước đứng đầu thế giới ở lĩnh vực này 6 năm liên tục, người dân được trang bị kế hoạch nghỉ hưu bằng nhiều khoản. Khoản bảo hiểm công là hạng mục do chính phủ tài trợ hoàn toàn cho công dân mà không cần quan tâm họ đã đóng góp bao nhiêu trong quá khứ.

Ngoài ra, lao động ở Đan Mạch nhận thêm khoản tiền nữa từ chương trình ATP. Họ sẽ phải đóng một khoản nhất định vào chương trình này, nhưng bên sử dụng lao động sẽ chịu 2/3.

NHẬT ĐĂNG

Đ.BÌNH - M.HIẾU ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Ngày 7-7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip xe buýt 150 chạy tuyến bến xe buýt Chợ Lớn - ngã ba Tân Vạn thì đột ngột dừng giữa đường đón khách gây nguy hiểm cho người đi đường.

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

TP.HCM sẽ chính thức khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm mới từ ngày 10-7, thay thế cây cầu sắt cũ đã xuống cấp sau hơn nửa thế kỷ.

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Các bên liên quan thống nhất làm đường tạm cho xe chạy 2 chiều, kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Công trường dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 ngày 19-8, giai đoạn 2 vào cuối tháng 9.

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

TP Cần Thơ được thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ cũ. Sau sáp nhập, người dân, doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế ở đâu?

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn về trình tự chuyển đổi thôn, tổ dân phố và đổi tên thôn, tổ dân phố tại đơn vị cấp xã mới hình thành sau sắp xếp.

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar