21/07/2010 07:23 GMT+7

"Đời biết tên con vì có cha..."

LAN PHƯƠNG
LAN PHƯƠNG

TT - Một người cha nông dân, cả đời chưa từng biết đến máy tính, máy ảnh, đã khăn gói lặn lội từ nơi quê mùa đất đỏ đến TP.HCM làm phụ tá cho con trai trong suốt những ngày chọn cảnh, chụp ảnh, viết luận văn tốt nghiệp...

Phóng to
Cha con ông Sơn tại rẫy điều của gia đình. Ông Sơn nói: “Tui có biết gì đâu, nó bảo làm gì thì tui làm cho nó...” - Ảnh: L.P.

Người con trai vừa trải qua một tai nạn hiểm nghèo, sau đó đã trở thành thủ khoa ngành nhiếp ảnh với tình thương ấy của cha. Nguyễn Bá Luân, tên người con trai, đã trình bày đề tài tốt nghiệp “Gốm truyền thống Bình Dương và sức sống của gốm trong cư dân Nam bộ” bằng những tấm ảnh trầm lặng của gốm gia dụng trong đời sống cư dân Nam bộ. Gốm hồn nhiên như những chiếc lu mập mạp nằm trên ghe của thương lái đến muôn ngả quê mùa. Gốm sống còn và mạnh mẽ bên những chiếc ghe chất đầy đồ nhựa thời hiện đại.

Luân là thủ khoa ngành nhiếp ảnh khóa 2006-2009 của Trường cao đẳng Sân khấu - điện ảnh TP.HCM với số điểm cao nhất. Xem cuốn luận văn không ai biết rằng Luân đã thực hiện với một cánh tay có ba vết chém sâu hoắm, năm gân duỗi bị cắt đứt lìa và tình thương yêu vô bờ của cha mình.

Ngày định mệnh

Bao nhiêu năm nay ông Nguyễn Như Sơn, cha Luân, nuôi con khôn lớn nhờ một rẫy trồng điều ở Phước Long, Bình Phước. Ở xóm đồi nhiều vườn điều này, ai cũng biết Luân là cậu bé lặng lẽ và ít nói. Ông Sơn nhìn con trai đang chơi với đứa cháu nhỏ ngoài vườn, bảo: “Con tui học không giỏi nhưng hiền lắm”. Bao nhiêu năm chân lấm tay bùn nuôi con ăn học, người đàn ông ít chữ với cái rẫy điều lấm đất đỏ ấy chỉ nghĩ đơn giản con học tới đâu ông cố lo tiền tới đó.

Ông Sơn biết về nghề của con trai thế này: “Thì tôi cũng chỉ biết nó học thế, nó cần mua máy ảnh, ống kính... Nó đi về bảo cần đi chụp ảnh ở đâu thì tôi đưa đi chụp”. Mãi đến tận ngày Luân đăng ký đề tài tốt nghiệp về gốm, ông cũng chỉ mơ hồ hiểu rằng con mình... biết chụp ảnh.

Một ngày giữa tháng 8, Luân về nhà ở thị trấn Phước Bình, Phước Long, Bình Phước và đi ăn đám cưới với bạn gái. Luân mang theo máy ảnh chụp ảnh cho cô dâu, chú rể và bạn bè. Những tấm ảnh chưa kịp thành hình thì những thanh niên trong xóm bắt đầu gây sự và lao vào đánh Luân - kẻ lạ dám đi vào thôn của họ.

Ngày vui của người bạn kết thúc bằng ánh sáng của phòng mổ. Luân bị ba vết chém ở vai, cánh tay, cổ tay phải, một vết thương ở đầu. Khi anh tỉnh dậy có thể nhìn thấy tay mình, có thể biết mình đau và nhận ra bàn tay mình không cử động được nữa. Bệnh án ghi: “Vết thương đứt gân duỗi các ngón 1, 2, 3, 4, 5”.

Đó là những ngày đau đớn thân thể và đổ vỡ niềm tin của chàng thanh niên mới bước qua tuổi đôi mươi và chỉ còn hơn một tháng nữa là thời hạn nộp đề tài tốt nghiệp đã hết... Và đó cũng là khởi đầu cho hành trình của một người cha nông dân không biết chút chữ nghĩa, công nghệ hiện đại... đã khăn gói lên đường làm phụ tá nhiếp ảnh cho con giữa phố phường đông đúc.

“Có ba - thêm cánh tay”

Luân phải chuẩn bị để phẫu thuật nối lại năm gân duỗi bị đứt và khâu các vết thương khác. Luân hồi tỉnh với cánh tay phải không thể cầm nắm và co cứng hoàn toàn. Tạm gác việc nương rẫy hằng ngày, ông Sơn khăn gói về Sài Gòn với con trai để... làm luận án tốt nghiệp. Ông không dám đi xe máy xuống TP vì sợ lạc đường, phố xá đông đúc quá. Con trai đeo băng trắng cánh tay thì ông đeo hết đồ nghề, chân máy ảnh, thiết bị cho con. Hành trình làm đề tài tốt nghiệp “Sản phẩm gốm truyền thống Bình Dương và sức sống của gốm trong cư dân Nam bộ” của Luân cũng là hành trình những ngày người cha đi làm phụ tá cho anh.

Luân nhớ lại hồi ở bệnh viện: “Ba khó chịu. Ba đã quen với sự thoải mái ở quê. Luân luôn nói với ba phải làm cái gì, nên làm cái gì. Bệnh viện cấm hút thuốc. Ba lại là người nghiện thuốc. Một ngày ba hút đến hai gói. Vậy mà ba cố nhịn vì con. Ba đã làm cây nạng để Luân đứng dậy. Ba đã chịu hết mọi thứ...”.

Cha và Luân đón xe buýt đến Bình Dương chụp gốm ở các lò lu. Luân nhìn ngắm, chọn vị trí, canh ánh sáng. Cha đặt chân máy ảnh theo ý con trai, lắp máy ảnh lên giá, kéo chân máy lên xuống theo yêu cầu. Luân nói. Cha bấm máy. Cái xe cút kít và cây cuốc trên rẫy điều đất đỏ của ông đã thay bằng máy ảnh và ống kính. Luân nhớ lại: “Khi Luân chụp ba quan sát xung quanh. Ba xin dừng xe trên đường để Luân có chỗ đứng an toàn. Ba quan sát khi Luân chọn vị trí và bấm máy”. Có lần Luân ra nhà thờ Đức Bà, TP.HCM chụp ảnh bài tập, cha đặt máy cho cậu giữa đường rồi đứng ngay sát cậu, vẫy tay xin đường để xe qua lại chú ý tránh cho cậu có thời gian chọn góc và bấm máy. Ông vừa làm vừa run, lo lắng vì từ nào đến giờ quá xa lạ với sự đông đúc của xe cộ, phố phường.

Những ngày Luân về Tây Ninh thu thập tài liệu và thảo luận với thầy giáo hướng dẫn, ông Sơn cũng theo sát con trai mình. Luân đọc sách. Cha nấu ăn. Cha lo từ việc mở túi đựng thuốc cho con uống đến tắm rửa và làm vệ sinh cơ thể cho con. Chàng trai 22 tuổi lúc đó gầy rộc, cánh tay co cứng, hoàn toàn không cử động được. Luân kể: “Khi Luân học bài, ba luôn tạo sự yên tĩnh và thoải mái. Luân cần nhất cảm giác đó để thoát khỏi sự suy sụp, sợ hãi và cơn đau, tiếp tục đọc và viết luận văn”.

Nhiều lần đến những nơi chọn cảnh ở tận hóc hẻm Sài Gòn, Bình Dương, Tây Ninh..., cha đi theo Luân hàng giờ, vai ướt mồ hôi, xách theo đủ thứ máy móc cho ảnh, cả thuốc men, nước uống, thức ăn để chăm cho con. Cha phải gồng mình lên để đi giữa những xa lạ TP vì đứa con trai thương tật của mình. Cha làm cả vai trò bà mẹ trong những ngày cậu đau. Ông lau mình, lau vết thương, tắm rửa, giặt giũ... Trong giấc ngủ, cái ám ảnh về cánh tay không cử động được của con vẫn vật vờ hành hạ ông.

Thấy con vui, cha hạnh phúc

Đến ngày con tốt nghiệp, ông cũng theo con đến tận chỗ in đề tài, nhìn từng trang luận văn được in ra trang trọng trên giấy ảnh. Rồi ông mỉm cười hạnh phúc dù không biết bên trong ghi chép những gì. Luân cười: “Lúc nào cha cũng đi theo dù là chỉ để... xách đồ và chi tiền”. Những tấm ảnh khổ lớn về một lò gốm cổ, những chiếc ghe miệt sông nước chất đầy heo đất, lu, vại... lần lượt thành hình trên những bản in. Ông già trên rẫy thấy sản phẩm của con trai mình chỉ cười sảng khoái: “Mình có biết gì đâu, nó bảo làm gì thì mình làm cho nó... Thấy nó vui là mình vui”.

Người cha áo sờn vai, ống quần vẫn xắn lên chính là một trong những người đưa từng tác phẩm của Luân lên bảng, sắp xếp hoàn chỉnh thành một triển lãm nho nhỏ để cậu có thể thuận tiện trình bày luận văn của mình trước hội đồng thẩm định. Lần đầu tiên, suốt ba năm con trai xa nhà đi học, ông thật sự thấy toàn bộ công việc Luân đã chọn cho đời mình. Cậu sinh viên Nguyễn Bá Luân nói say sưa về gốm, về ưu điểm của gốm so với đồ nhựa, về sự mất đi của nó khi đồ nhựa xuất hiện, về những ký ức thô ráp ít hoa văn cầu kỳ của dòng chảy gốm gia dụng cho bà con nông dân.

Ông trở về rẫy điều tiếp tục việc đồng áng sau khi con trai tốt nghiệp và hồi phục. Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi thấy một ông nông dân hay nhắc con trai về cái ổ cứng, thẻ nhớ, chép ảnh ra đĩa, coi chừng virus, copy ảnh gửi cho thầy... Ông Sơn bây giờ hiểu hơn một chút về cái nghề con trai đã chọn. Ông thảo luận với con, dắt con đi chụp ảnh trong những cánh rừng cao su, tìm không gian cho những chủ đề con đang chụp. Bây giờ chắc mọi người phải gọi ông là nông dân... nhiếp ảnh.

Với Luân, ba vết chém là cái tổn thương vô cớ có lẽ sẽ không phai mờ y như những vết sẹo lồi đang hiện diện trên cánh tay cậu. Nhưng giờ cậu chợt nhận ra ngoài một người cha hay cười, ít nói, mình còn có một người cha chu toàn có thể gánh cả thế giới trên vai.

Luân trìu mến kể: “Hôm Luân nhận bằng tốt nghiệp, ba từ trên rẫy xuống, vẫn còn xắn quần, bảo thả xuống mà không chịu thả. Kết quả này Luân muốn dành tặng ba. Nếu không có ba và sự hỗ trợ kỳ diệu của ông, chắc Luân sẽ không bao giờ đạt được kết quả này”. Luân lén nhìn cha cười hạnh phúc...

Đề tài đạt điểm cao nhất

Phóng to

Một ảnh trong bộ ảnh “Gốm truyền thống Bình Dương và sức sống của gốm trong cư dân Nam bộ” - Ảnh do nhân vật cung cấp

Đề tài tốt nghiệp của Nguyễn Bá Luân, sinh viên khóa 2006-2009 ngành nhiếp ảnh Trường cao đẳng Sân khấu - điện ảnh TP.HCM, được thực hiện bằng những ngày thầy giáo, nhiếp ảnh gia Huỳnh Đức Nam đem tài liệu vào bệnh viện cho Luân. Đề tài được viết trong hơn hai tuần nghỉ học và ngồi chép luận án của người bạn gái Hồng Điệp theo lời đọc và tài liệu của Luân. Đề tài còn là nhiều tuần Luân đi thực địa với thầy, thảo luận và đọc tài liệu tại nhà thầy ở tỉnh Tây Ninh.

Quan trọng nhất, đề tài thành công cũng từ những giọt mồ hôi và nước mắt của người cha nông dân đã bỏ hết công việc đồng áng theo con trai rong ruổi khắp mọi ngả đường suốt hàng tháng ròng để chăm sóc, điều trị bệnh cho con và giúp con làm luận văn. Đề tài đạt điểm cao nhất trong kỳ tốt nghiệp khóa 2006-2009 của ngành tại trường.

LAN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar