02/02/2024 13:35 GMT+7

Độc lạ chợ Nhe bán trâu bò chốt giá bằng những cú đập tay

Cứ mỗi ngày đến phiên chợ, hàng trăm người lại đổ về chợ Nhe để mua bán trâu bò, tại đây có một thông lệ giao dịch rất độc lạ khi người bán và người mua “chốt giá” bằng những cú đập tay.

Mỗi phiên chợ Nhe thu hút hàng trăm người đổ về buôn bán trâu bò - Ảnh: LÊ MINH

Mỗi phiên chợ Nhe thu hút hàng trăm người đổ về buôn bán trâu bò - Ảnh: LÊ MINH

Ngày cận Tết, tại chợ Nhe (xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) ghi nhận hàng trăm người dân đưa trâu, bò đến đây để mua bán. Dịp cuối năm, các phiên chợ diễn ra càng ít nên thu hút không chỉ người dân trong tỉnh mà người dân tỉnh lân cận như Nghệ An cũng chở trâu bò về tham gia giao dịch.

Chợ Nhe có từ lâu đời nhưng đến nay vẫn duy trì được đông đảo người dân đến họp chợ và trở thành chợ trâu bò lớn nhất ở Hà Tĩnh. Ở đây nhiều người đến mua bán trâu bò giao dịch bằng tiếng lóng, “chốt giá” bằng những cú đập tay.

Chợ Nhe được xem là phiên chợ mua bán trâu bò lớn nhất tại Hà Tĩnh - Ảnh: LÊ MINH

Chợ Nhe được xem là phiên chợ mua bán trâu bò lớn nhất tại Hà Tĩnh - Ảnh: LÊ MINH

Nói về lịch sử hình thành chợ, ông Nguyễn Văn Hùng - chủ tịch UBND xã Khánh Vĩnh Yên - cho biết chợ Nhe gắn liền với sự ra đời của cầu Nhe. Chiếc cầu này được người Pháp xây dựng cách đây hơn trăm năm. Thời điểm cầu xây dựng hoàn thành, trực tiếp vua Bảo Đại về dự lễ khánh thành.

Sau khi cầu Nhe được xây dựng, bên cầu có một khu đất rộng, bằng phẳng nên người dân tổ chức họp chợ lấy tên là chợ Nhe. Thời kháng chiến chống Mỹ, do cầu Nhe bị giội bom nên chợ được chuyển đến địa điểm mới cách đó khoảng 2km. Sau năm 1975, chợ Nhe dời về địa điểm cũ và hoạt động đến ngày nay.

Người dân thường sử dụng xe kéo để chở trâu bò đến chợ - Ảnh: LÊ MINH

Người dân thường sử dụng xe kéo để chở trâu bò đến chợ - Ảnh: LÊ MINH

Trước những năm 2000, chủ yếu người dân ở huyện Đức Thọ chở trâu bò về chợ Nhe bán, có những phiên chợ giao dịch cả ngàn con trâu, bò; người dân địa phương nhận thấy làm ăn có lãi nên bắt đầu tham gia buôn bán, nhiều gia đình xem đây là sinh kế của gia đình.

Không như những phiên chợ quê khác, chợ Nhe mỗi tháng họp 12 phiên theo ngày âm lịch, gồm các ngày 2, 5, 7, 9, 12, 15, 17, 19, 22, 25, 27 và 29. Trong 12 phiên kể trên, có 6 phiên chính bán trâu bò, còn lại các phiên khác chuyên bán heo nuôi, heo thịt hoặc hàng hóa nông sản.

Anh Trần Phi Cát (35 tuổi, ngụ huyện Can Lộc) cho biết gia đình anh đã có 3 đời buôn bán trâu bò tại chợ Nhe làm kế sinh nhai. Nghề buôn bán trâu bò tuy không mấy dư dả nhưng cũng đủ nuôi sống gia đình. Hằng ngày anh rảo bước ở các vùng nông thôn tìm mua trâu bò, sau đó chở đến chợ Nhe bán kiếm lời.

“Gia đình tôi cách chợ Nhe khoảng 7km, do chợ họp sớm nên cứ đến phiên tôi phải đi từ 5h sáng. Người dân đến chợ rất đông vô tư mua bán, ngã giá, có phiên “gặp khách” tôi lãi cả triệu đồng” - anh Cát chia sẻ.

Hiện nay mỗi phiên chợ Nhe có hàng trăm con trâu bò được đưa đến để mua bán. Trong mua bán có một chi tiết rất độc lạ đó là ngã giá trâu bò bằng tiếng lóng. Theo một số người "bật mí", những từ lóng này chủ yếu được người làm trung gian (cò - PV) trong giao dịch giữa người bán và người mua sử dụng.

Sau mỗi lần ngã giá xong thì người bán và người mua sẽ đập vào tay nhau để thể hiện giao dịch hoàn thành - Ảnh: LÊ MINH

Sau mỗi lần ngã giá xong thì người bán và người mua sẽ đập vào tay nhau để thể hiện giao dịch hoàn thành - Ảnh: LÊ MINH

Theo đó, những người này quy định cách gọi từ 1-10 bằng từ lóng như: chánh, lái, thâm, chớ…; đơn cử, một con bò có giá 11,5 triệu đồng thì sẽ được đọc là “nạp cách kẹo”.

“Người trung gian đứng ra làm giá cho người bán và người mua nên họ phải sử dụng tiếng lóng để giao dịch. Trong lúc ngã giá, người bán và trung gian thỏa thuận bằng tiếng lóng dẫn đến người mua không thể biết giá con vật, do đó người trung gian mới kiếm lời được trong quá trình ngã giá này” - một tiểu thương bán bò "bật mí".

Sau mỗi lần ngã giá xong, giữa người bán với người mua sẽ đập tay vào nhau thể hiện cuộc mua bán thành công. Sau đó, người mua thanh toán tiền cho người bán và dẫn vật nuôi về nhà.

Xe máy 'bọc thép' phiên bản đi chợ

Cô gái chạy chiếc xe máy có hình dáng kỳ lạ, chở bao gạo phía sau khiến nhiều người xem phì cười.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar