28/02/2025 14:09 GMT+7

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ thiệt hại hàng nghìn tỉ nếu thủ tục tự công bố kéo dài

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản góp ý dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 15 về an toàn thực phẩm. VASEP cho rằng một số quy định tại dự thảo không phù hợp, gây khó cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp kiến nghị giảm thủ tục hành chính, tăng cường hậu kiểm - Ảnh 1.

Một doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản tại miền Tây - Ảnh minh họa: QUỐC TUẤN

Thiệt hại lớn nếu thời gian xử lý hồ sơ kéo dài

Bộ Y tế đang lấy ý kiến xây dựng dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Góp ý dự thảo, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng theo dự thảo về thủ tục tự công bố, thành phần hồ sơ và thời gian gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cụ thể theo dự thảo, thủ tục tự công bố bổ sung yêu cầu các nội dung yêu cầu trong hồ sơ tăng lên 4 mục, 26 nội dung. Trong đó một số mục còn bất hợp lý, khó thực hiện, thậm chí có một số yêu cầu không khả thi.

Thời gian xử lý hồ sơ dự kiến kéo dài trong thời gian 3 tháng sau khi nộp hồ sơ, cơ quan quản lý rà soát hồ sơ và khi phát hiện hồ sơ không đúng quy định thì yêu cầu tổ chức, cá nhân thu hồi hồ sơ. Điều này dẫn đến doanh nghiệp không dám sản xuất, kinh doanh sản phẩm cho đến hết 3 tháng sau khi nộp hồ sơ.

Trong khi đó, quy định hiện hành không yêu cầu việc cơ quan quản lý rà soát hồ sơ sau 3 tháng và yêu cầu thu hồi hồ sơ nếu có bất cứ sai lỗi nào dù là rất nhỏ.

VASEP dẫn chứng theo ước tính, với thủ tục tự công bố, thành phần hồ sơ và thời gian tăng lên gây chậm trễ kinh doanh tới ít nhất 3 tháng và mức thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng/năm.

Với thủ tục đăng ký bản công bố, thành phần hồ sơ tăng lên có thể gây tốn phí hàng trăm tỉ đồng/năm, số ngày công thực thi tăng thêm chưa thể xác định.

Bên cạnh đó, quy định chuyển tiếp yêu cầu các sản phẩm đã đăng ký và đang lưu hành bình thường trên thị trường cũng phải bổ sung hồ sơ, làm gia tăng thủ tục hành chính và gây tốn kém về thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp. 

Đưa ra các khái niệm chưa phù hợp thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra thị trường…

Cộng đồng doanh nghiệp thủy sản kiến nghị giữ nguyên các yêu cầu thông tin liên quan thủ tục tự công bố giữ nguyên như đã được thiết kế hiệu quả, phù hợp tại nghị định 15/2018.

Kiến nghị chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Bên cạnh đó, VASEP cũng cho rằng việc phòng chống ngộ độc thực phẩm cần tăng cường an toàn thực phẩm cho thức ăn đường phố, thực phẩm tươi sống, bếp ăn tập thể (nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm). 

Thay vì dự thảo chỉ tăng thủ tục hành chính với thực phẩm bao gói sẵn (hầu như không gây ngộ độc thực phẩm).

Vì vậy cần xem xét để điều chỉnh, bổ sung cho đối tượng quản lý để phù hợp với nguyên tắc quản lý rủi ro.

Đồng thời, kiến nghị cần chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm sản phẩm trên thị trường, áp dụng quản lý rủi ro. Thủ tục đăng ký, công bố thực phẩm phải được thực hiện trên môi trường điện tử.

VASEP cũng nêu một số tồn tại và phát sinh trong các quy định về quản lý an toàn thực phẩm mà nghị định 15 chưa đề cập tới, vẫn chưa được đưa vào dự thảo như quy định thời gian cho phép cơ sở chưa đạt được khắc phục để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm chưa công bằng giữa các đối tượng.

Chưa có quy định về ngưỡng MRPL (giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu), RPA (ngưỡng tham chiếu cho hoạt động) đối với các chất cấm, chất ngoài danh mục được phép sử dụng.

Điều này dẫn đến việc một số sản phẩm không thể đưa được vào các kênh bán lẻ tại thị trường nội địa, trong khi đủ điều kiện xuất khẩu ra các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ với lý do có sự hiện diện của dư lượng một số kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng mặc dù mức dư lượng của các hoạt chất này trong sản phẩm rất thấp đáp ứng EU.

Chưa có quy định về giấy tờ thay thế giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các đối tượng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do không phải là mô hình doanh nghiệp.

Chưa có quy định chuyển mục đích sử dụng cho sản phẩm nhập khẩu để chế biến xuất khẩu, gia công xuất khẩu, sử dụng/sản xuất nội bộ nhưng dư thừa.

Chưa thể làm chợ đấu giá thủy sản do... đầu nậu

Theo lãnh đạo Cục Thủy sản, các tàu cá đều có đầu nậu đưa tiền cho ngư dân đi khai thác và về họ sẽ thu mua, nên chưa thể làm chợ đấu giá thủy sản.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không để sầu riêng trở thành... 'sầu chung'

Xuất khẩu sầu riêng gặp khó, nếu kéo dài đất nước mất đi một ngành xuất khẩu mũi nhọn. Vì vậy, không để sầu riêng thành... "sầu chung".

Không để sầu riêng trở thành... 'sầu chung'

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Để tăng trưởng 2 con số thì phải có vốn, trong khi chúng ta đang thiếu vốn. Do đó Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phải xây dựng, phát triển trung tâm tài chính quốc tế để bổ sung nguồn lực tài chính.

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Liên quan việc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam áp dụng đơn giá nước sạch mới trong tháng 5, giá nước tăng, tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiểm tra.

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Trong cuộc họp giữa hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu bàn về các phương án sau khi hợp nhất, một số đại biểu đề xuất giữ nguyên trạng 7 công ty nhà nước của 2 tỉnh, trong đó có Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu.

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Nhiều dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận chậm tiến độ do vướng mắc về khung giá điện, đặc biệt với các dự án điện gió và thủy điện tích năng.

Gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

LotusBiz: Giải pháp mới của Vietnam Airlines cho khách hàng doanh nghiệp

Với thông điệp 'Thêm giá trị cho mỗi chuyến công tác', ngày 22-5 Vietnam Airlines chính thức ra mắt chương trình LotusBiz, dành riêng cho tổ chức và doanh nghiệp.

LotusBiz: Giải pháp mới của Vietnam Airlines cho khách hàng doanh nghiệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar