15/07/2020 13:28 GMT+7

Doanh nghiệp Việt mang hơn 20 tỉ USD ra nước ngoài đầu tư

BẢO NGỌC
BẢO NGỌC

TTO - Tính đến cuối năm 2019, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư 1.321 dự án ở 78 quốc gia, vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 20,6 tỉ USD.

Doanh nghiệp Việt mang hơn 20 tỉ USD ra nước ngoài đầu tư - Ảnh 1.

PVN đang đầu tư khoảng 7,1 tỉ USD ra nước ngoài - Ảnh: PVN

Riêng năm 2019, các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký đầu tư ra nước ngoài khoảng 528,7 triệu USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. 

Số liệu được Bộ Kế hoạch và đầu tư đưa ra trong báo cáo về đầu tư ra nước ngoài năm 2019 vừa gửi tới Thủ tướng.

Lợi nhuận chuyển về nước khoảng 3 tỉ USD

Có 5 doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có vốn đăng ký vượt 1 tỉ USD gồm: Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Công nghiệp cao su VN (VRG), Công ty CP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (kết hợp cùng Thaco), Công ty CP Golf Long Thành.

Tổng số vốn các doanh nghiệp trong nước đã chuyển ra nước ngoài để đầu tư, góp vốn đến hết năm 2019 khoảng 9,49 tỉ USD, trong đó giải ngân lĩnh vực khai khoáng khoảng 3,5 tỉ USD, viễn thông và công nghệ thông tin 1,61 tỉ USD, nông lâm nghiệp 1,56 tỉ USD, sản xuất điện 809 triệu USD, hoạt động tài chính ngân hàng 787 triệu USD, kinh doanh bất động sản 384 triệu USD.

Về hiệu quả đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết lợi nhuận chuyển về nước của các doanh nghiệp có hoạt động đầu tư tại nước ngoài tính đến nay đạt khoảng 3 tỉ USD, lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư khoảng 363 triệu USD.

Số lao động đưa đi nước ngoài làm việc tại các dự án đầu tư khoảng 10.000 người.

Bên cạnh phần vốn chuyển về nước, các doanh nghiệp Việt Nam cũng hình thành khối lượng tài sản đáng kể như nhà máy, cơ sở sản xuất giá trị hàng tỉ USD tại nước ngoài.

Quốc gia mà các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn đầu tư nhiều nhất là Lào với 208 dự án đầu tư, vốn đăng ký đầu tư khoảng 4,9 tỉ USD, tương đương khoảng 23,8% tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài hiện nay.

Tiếp đó, các doanh nghiệp đầu tư sang Nga khoảng 2,8 tỉ USD, Campuchia khoảng 2,7 tỉ USD, Venezuena khoảng 1,8 tỉ USD, Myanmar 1,3 tỉ USD, Algeria khoảng 1,2 tỉ USD, Mỹ khoảng 690 triệu USD, Úc khoảng 400 triệu USD.

Các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào 18 ngành, nghề tại nước ngoài, trong đó tập trung vốn vào các ngành khai khoáng, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, thông tin truyền thông, sản xuất, phân phối điện, khí đốt, điều hòa không khí, công nghiệp chế biến, chế tạo…

Doanh nghiệp Việt mang hơn 20 tỉ USD ra nước ngoài đầu tư - Ảnh 2.

Vinachem đang 'tháo chạy' khỏi dự án mỏ muối kali hơn nửa tỉ USD tại Lào - Ảnh: Hoàng Nam

Vốn tư nhân tăng, vốn nhà nước giảm

Trong những năm gần đây, vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước có xu hướng giảm dần. 

Đáng lưu ý, số lượng dự án đầu tư ra nước ngoài có quy mô vừa và nhỏ của khu vực tư nhân tăng lên trong khi số dự án đầu tư quy mô lớn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực thăm dò, khai thác đầu khí, viễn thông, thủy điện… giảm mạnh.

Trong số 20,6 tỉ USD vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp nhà nước có số vốn đăng ký khoảng 13,8 tỉ USD, trong đó đã giải ngân khoảng 6,7 tỉ USD.

Các "ông lớn" nhà nước PVN đầu tư 27 dự án, vốn đăng ký 7,1 tỉ USD; Viettel đầu tư 10 dự án viễn thông có vốn đăng ký khoảng 3 tỉ USD; VRG đầu tư 23 dự án, vốn đăng ký khoảng 1,3 tỉ USD; Vinachem đầu tư 1 dự án muối mỏ kali tại Lào, vốn 522 triệu USD.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tư nhân như Công ty Điện Việt - Lào đầu tư 2 nhà máy điện tại Lào, 1 khách sạn bốn sao, vốn đầu tư hơn 800 triệu USD.

Các ngân hàng BIDV, MBBank, SHB, VietinBank, Vietcombank, Agribank đầu tư khoảng 830 triệu USD.

Công ty CP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư 7 dự án với vốn đăng ký 1,1 tỉ USD. Tương tự, Công ty CP Golf Long Thành đầu tư 2 dự án tại Lào có vốn đăng ký khoảng 1,1 tỉ USD.

Công ty Mía đường Nghệ An đầu tư dự án chăn nuôi bò, chế biến sữa tại Nga khoảng 500 triệu USD.

Trên thực tế, trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài, bên cạnh những "trái ngọt" như Viettel đầu tư vào mảng viễn thông tại nhiều nước hay các dự án do tư nhân bỏ vốn đầu tư thì những năm qua không ít "ông lớn" nhà nước phải nhận "trái đắng" như PVN thua lỗ khi thăm dò khai thác dầu khí tỉ đô tại Venezuela, Vinachem phải "tháo chạy" khỏi dự án khai thác muối kali tại Lào.

Hơn 1.000 doanh nghiệp Nhật Bản tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam

TTO - Việt Nam luôn ưu tiên các dự án đầu tư FDI công nghệ tiên tiến, mới, hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có kết nối để hình thành chuỗi cung ứng toàn cầu.

BẢO NGỌC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dự kiến giá vé tàu điện, xe bus sẽ theo khung giờ

Giá vé tàu điện, xe bus sẽ theo khung giờ chứ không chỉ tính theo nhóm như hiện nay nhằm khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng nhiều hơn.

Dự kiến giá vé tàu điện, xe bus sẽ theo khung giờ

Dự thảo trung tâm tài chính được gửi sang Anh, Luxembourg, Đức... để tham vấn

Ngày 20-5, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã chủ trì hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến về xây dựng nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Dự thảo trung tâm tài chính được gửi sang Anh, Luxembourg, Đức... để tham vấn

Công an Long An phát hiện kho chứa hàng trăm nồi cơm, lẩu điện, bếp gas… không rõ nguồn gốc

Tại thời điểm kiểm tra, chủ kho có chứa hàng trăm nồi cơm, lẩu điện, bếp gas... không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc số hàng.

Công an Long An phát hiện kho chứa hàng trăm nồi cơm, lẩu điện, bếp gas… không rõ nguồn gốc

‘Vua bút bi’ Thiên Long sắp thâu tóm chuỗi nhà sách rất lớn ở TP.HCM

Ngay sau khi thông tin Thiên Long có thể trở thành cổ đông lớn được công bố, cổ phiếu PNC đã tăng kịch trần (7%), lên 22.000 đồng/đơn vị. Theo đó, vốn hóa thị trường của chủ sở hữu chuỗi nhà sách Phương Nam đã lên gần 240 tỉ đồng.

‘Vua bút bi’ Thiên Long sắp thâu tóm chuỗi nhà sách rất lớn ở TP.HCM

Một công ty may giảm 1.300 nhân sự, nay phát hành cổ phiếu để… trả lương

Công ty cổ phần May Thanh Trì từng có gần 1.500 lao động (năm 2002), nhưng cuối năm 2024 chỉ còn 147 người. Việc giảm nhân sự diễn ra nhiều năm trở lại đây...

Một công ty may giảm 1.300 nhân sự, nay phát hành cổ phiếu để… trả lương

Đại biểu: Người từ 16 tuổi góp vốn thành lập doanh nghiệp, mở quán trà sữa tại sao không?

Sáng 20-5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.

Đại biểu: Người từ 16 tuổi góp vốn thành lập doanh nghiệp, mở quán trà sữa tại sao không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar