30/06/2024 19:43 GMT+7

Doanh nghiệp khó, tín dụng dè chừng, vẫn lo cầu yếu khi GDP quý 2 tăng mạnh

Tốc độ tăng trưởng GDP quý 2 ước đạt 6,93%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng quý 2-2022 (7,99%) nếu xét trong 10 năm trở lại đây. Chuyên gia cho rằng kinh tế dần hồi phục nhưng cũng cần lưu ý một số vấn đề.

Chuyên gia lưu ý thực tế cầu tín dụng của doanh nghiệp không tăng nhiều - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chuyên gia lưu ý thực tế cầu tín dụng của doanh nghiệp không tăng nhiều - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Quốc Hùng, cựu giám đốc điều hành Viện Tài chính quốc tế (IIF), cựu thành viên của IMF - cho rằng kinh tế Việt Nam đã có sự hồi phục 6 tháng đầu năm nay, nhưng vẫn còn vài điểm cần lưu ý.

Tốc độ tăng GDP cao nhưng...

Cụ thể, theo ông Hùng, GDP đã tăng tốc trong quý 2 lên 6,93%, giúp GDP trong 6 tháng đầu năm tăng 6,42%.

Như vậy, có thể thấy kinh tế Việt Nam tiếp đà hồi phục trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu đang dần cải thiện.

Tuy nhiên, ông Hừng lưu ý sự phục hồi thương mại thế giới dù có nhưng chưa ổn định và còn nhiều rủi ro do tình hình địa chính trị căng thẳng, chiến tranh ở Ukraine và Gaza vẫn tiếp diễn và mâu thuẫn thương mại giữa các nước lớn tăng cao.

Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tuy khởi sắc nhưng vẫn còn dựa nhiều vào ngoại thương và đầu tư nước ngoài FDI, theo ông Hùng.

Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng lên 190,08 tỉ USD, nhập khẩu lên 178,45 tỉ USD, xuất siêu 11,63 tỉ USD. Mức tăng cho thấy sản xuất được thúc đẩy.

Tuy nhiên ông Hùng băn khoăn khi khu vực FDI chiếm tỉ trọng 71,9% trong kim ngạch xuất khẩu và tạo ra xuất siêu. Trong khi khu vực kinh tế trong nước tiếp tục nhập siêu.

Nhìn vào số liệu được công bố, vị chuyên gia cũng nhận thấy động lực kinh tế của FDI tiếp tục trong 6 tháng đầu năm. Vốn FDI đăng ký tăng 13% lên 15,19 tỉ USD, vốn FDI giải ngân tăng 8,2% lên 10,84 tỉ USD.

"Đây là dấu hiệu tích cực, nhưng đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực hơn để cân bằng nền kinh tế", ông Hùng khuyến nghị.

Một số điểm đáng lưu ý khác cũng được vị chuyên gia lưu ý như tổng cầu tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và Chính phủ phục hồi chậm, tăng 5,78%.

Đặc biệt là tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công quá thấp - chỉ đạt 28% so với kế hoạch năm, làm giảm hiệu lực kích cầu của chính sách tài chính.

Nhìn chung, vị chuyên gia cho rằng doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sức cầu của khách hàng yếu, thiếu đơn hàng và lao động có khả năng thích hợp.

Số doanh nghiệp rút ra khỏi thị trưởng cao xấp xỉ với số doanh nghiệp gia nhập thị trường.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy 6 tháng đầu năm nay, 119.600 doanh nghiệp thành lập mới, quay lại thị trường, trung bình 19.900 đơn vị mỗi tháng. Trong khi đó, khoảng 110.300 doanh nghiệp rút lui, tức bình quân 18.400.

Thêm vào đó, tỉ lệ nợ/vốn tự có của doanh nghiệp Việt Nam thuộc hạng cao trên thế giới. Điều này làm cho doanh nghiệp và ngân hàng dè dặt trong việc vay và cho vay tín dụng, ông Hùng nhận định.

Trong bối cảnh đó, tính đến hết tháng 6, tín dụng chỉ tăng 4,45% so với mục tiêu 15-16% cả năm - mặc dù lãi suất đã được hạ thấp đáng kể.

Nên cắt giảm thuế 

Mức tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm đã tạo cơ sở cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng đạt mục tiêu 6-6,5% cho năm 2024. Tuy nhiên, ông Hùng đưa ra một số khuyến nghị chính sách nên được xem xét để thúc đẩy tốt hơn tăng trưởng.

Trước tiên, cần có biện pháp mạnh mẽ để thúc đẩy tăng nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công - để kích cầu và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.

Tiếp đến, cần cắt giảm các thuế trực thu và gián thu cũng như phí công cộng để tăng sức mua của hộ gia đình, tăng tổng cầu tiêu dùng trong nước.

Với tỉ lệ bội chi ngân sách 2024 dự trù là 3,4% GDP và số dư nợ công khoảng 40% GDP, Việt Nam có dư địa để thực hiện các biện pháp kích cầu đối với hộ gia đình.

Sau cùng, cần thận trọng trong việc giảm lãi suất, theo ông Hùng.

Trong tình hình hiện nay, mức cầu tín dụng của doanh nghiệp không tăng nhiều nhưng mức huy động tín dụng tăng chậm lại (chỉ có 1,5% từ cuối năm 2023) và gây sức ép giảm giá cho đồng tiền Việt Nam, góp phần gây lạm phát (mức 4,34% đã sát trần của mục tiêu 4-4,5% Quốc hội đặt ra).

Tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 6,42%, vượt xa cùng kỳ năm trước

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2024 được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29-6 đạt 6,42%, vượt xa mức tăng 3,72% sáu tháng đầu năm 2023.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Sau thời gian hoạt động thử nghiệm, bến du thuyền quốc tế Ana Marina Nha Trang (TP Nha Trang, Khánh Hòa) chính thức được cấp mã cảng quốc tế và trở thành bến du thuyền quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Giá vàng thế giới đã bật tăng trở lại khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần vào hôm nay 10-5 do đồng USD đi xuống. Giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới đến 17,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Sân bay Gia Bình sẽ vừa phục vụ quốc phòng, an ninh vừa khai thác dân sự, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay.

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Công ty cổ phần đầu tư F88 chuẩn bị niêm yết trên sàn UpCOM. Nhiều thông tin tài chính được chuỗi cầm đồ lớn nhất cả nước này minh bạch tại báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2024.

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar