11/05/2024 14:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Doanh nghiệp bó tay trước làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần

"Về già nhận chút lương hưu cũng là sự bảo đảm cuộc sống đáng kể. Nhưng tỉ lệ người lao động đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm đang xin nghỉ việc để nhận bảo hiểm xã hội một lần ở công ty rất lớn".

Từ trái qua: ông Hà Phước Thắng - phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, bà Trần Thị Diệu Thúy - chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, bà Trần Kim Yến - chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM - tại hội nghị tiếp xúc cử tri sáng 11-5 - Ảnh: VŨ THỦY

Từ trái qua: ông Hà Phước Thắng - phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, bà Trần Thị Diệu Thúy - chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, bà Trần Kim Yến - chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM - tại hội nghị tiếp xúc cử tri sáng 11-5 - Ảnh: VŨ THỦY

Ông Trần Thanh Sơn - chủ tịch công đoàn Công ty TNHH May Song Ngọc - nêu như vậy tại hội nghị tiếp xúc cử tri góp ý sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Công đoàn của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM ngày 11-5.

Các doanh nghiệp đều phản ánh hiện tượng nhiều người lao động nghỉ việc chờ rút bảo hiểm xã hội một lần, đồng thời có thể nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời gian chờ lãnh. Đây cũng là lý do khiến doanh nghiệp thiếu hụt, khó tuyển dụng lao động bù đắp hoặc mở rộng sản xuất.

Không khó khăn cũng rút bảo hiểm xã hội một lần

Ông Kim Vĩnh Cường - phó chủ tịch công đoàn Công ty TNHH PouYuen Việt Nam, nơi có đông lao động nhất tại TP.HCM - cho biết nhiều người đang đoán già đoán non về phương án rút bảo hiểm xã hội một lần như thế nào sẽ được thông qua và nghỉ việc trước để "chạy" luật.

"Rất đông người lao động từ các tỉnh thành khác lên TP.HCM làm việc, xem bảo hiểm xã hội là khoản tích lũy, để dành. Nhiều người làm việc từ năm 18 tuổi, nếu chờ đến năm 60 - 62 tuổi đủ tuổi hưu sẽ rất dài và họ không thể chờ quá lâu như vậy", ông Cường nói.

Ông nêu thực tế người lao động trên 50 tuổi rất ít vì ở tuổi đó cũng không đủ sức khỏe tiếp tục làm mà xin nghỉ việc về quê hoặc tìm công việc khác.

Tình trạng nghỉ việc chờ lãnh bảo hiểm xã hội một lần cũng là điều đang diễn ra tại Công ty nệm Liên Á. Ông Phạm Quốc Tiến - chủ tịch công đoàn - cho biết có nhiều người đã làm 10 - 15 năm, thậm chí 20 năm và muốn nghỉ việc để rút bảo hiểm xã hội một lần.

"Họ muốn rút hết quá trình đã đóng trước đó vì nếu có quay lại làm việc, đóng lại từ đầu vẫn kịp làm việc 15 - 20 năm nữa để đóng bảo hiểm xã hội và hưởng lương hưu", ông Tiến nói.

Phải có chính sách hỗ trợ khi không cho rút bảo hiểm xã hội một lần

Đại diện các doanh nghiệp cho biết họ cố gắng vận động người lao động ở lại, giữ lại khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu nhưng không thể.

Ông Trần Văn Triều - giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn TP.HCM - cho biết trong lần thông qua Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi tại kỳ họp Quốc hội tới đây cần quyết liệt quy định việc cho rút bảo hiểm xã hội một lần.

"Không nên chọn phương án cho rút một lần 50% khoản đóng bảo hiểm xã hội vì sẽ không thể giải quyết được vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần.

Nên chịu đau một lần, cho những người đóng trước khi luật này có hiệu lực vào tháng 7-2025 được rút một lần. Còn những người đóng sau thời điểm đó sẽ giữ lại để hưởng hưu trí, xây dựng an sinh bền vững", ông Triều kiến nghị.

Thực tế ghi nhận từ các buổi tuyên truyền pháp luật tại doanh nghiệp, nhiều người dù không khó khăn cũng ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp khó khăn thật sự, cần một khoản tiền trang trải cấp bách. Do đó cần phải có chính sách hỗ trợ cho nhóm thật sự khó khăn, chẳng hạn như vay vốn lãi suất ưu đãi.

Ông Trần Thanh Sơn - chủ tịch công đoàn Công ty TNHH May Song Ngọc - cho biết nhiều công nhân lâu năm có tay nghề tốt ở công ty muốn nghỉ việc chờ hưởng bảo hiểm xã hội một lần - Ảnh: VŨ THỦY

Ông Trần Thanh Sơn - chủ tịch công đoàn Công ty TNHH May Song Ngọc - cho biết nhiều công nhân lâu năm có tay nghề tốt ở công ty muốn nghỉ việc chờ hưởng bảo hiểm xã hội một lần - Ảnh: VŨ THỦY

Đồng tình, ông Trần Dũng Hà - phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM - cho rằng việc lựa chọn phương án để người tham gia mới từ năm 2025 trở về sau không rút bảo hiểm xã hội một lần có thể vận hành tốt trong thực tế cần có một loạt giải pháp đi kèm để hỗ trợ người lao động khó khăn như hỗ trợ người lao động học nghề, chuyển đổi việc làm, cho vay vốn…

Nhiều ý kiến khác cũng đề xuất điều chỉnh một số quy định của dự thảo luật để khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

Năm 2024 có còn cảnh 'giăng võng nằm xuyên đêm' chờ rút bảo hiểm xã hội một lần?

Tại các trụ sở bảo hiểm xã hội quận huyện lúc nào cũng có đông người đến chờ được rút bảo hiểm xã hội một lần như quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Hàng nghìn thanh niên công nhân tranh giải chạy bộ, cầu lông, diễn văn nghệ… lan tỏa năng lượng tích cực trong Ngày hội Thanh niên công nhân tại Bắc Giang.

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

Ở Nhật, Hong Kong, Đài Loan, việc giảm dọn phòng khách sạn, giảm chai nhựa trong phòng..., khách được tặng quà, thêm giờ lưu trú. Còn ở ta?

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Một khảo sát mới đây của Chính phủ Nhật Bản cho thấy hơn 1/3 người dân cảm thấy cô đơn cho dù chính phủ đã nỗ lực thực hiện các biện pháp.

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar