11/04/2023 17:24 GMT+7

Quốc hội dự kiến giám sát bốn chuyên đề lớn, trong đó giám sát tối cao hai

Chuyên đề 1 bao gồm nhiều dự án đường bộ như: dự án sân bay Long Thành; dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2016 - 2020 và 2021 - 2025; dự án đường vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội, dự án đường vành đai 3 TP.HCM...

Quốc hội dự kiến giám sát bốn chuyên đề lớn, trong đó giám sát tối cao hai - Ảnh 1.

Quang cảnh phiên họp - Ảnh: GIA HÂN

Chiều 11-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết đã dự kiến, đề xuất 7 chuyên đề để xin ý kiến lựa chọn 5 chuyên đề trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định lựa chọn 4 chuyên đề.

4 chuyên đề dự kiến được giám sát

Chuyên đề 1: Việc thực hiện nghị quyết số 43/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia. 

Gồm dự án sân bay Long Thành; dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2016 - 2020 và 2021 - 2025; dự án đường vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội; dự án đường vành đai 3 TP.HCM; dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.

Chuyên đề 2: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập từ khi ban hành nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 đến hết năm 2023.

Chuyên đề 3: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Chuyên đề 4: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Chuyên đề 5: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Qua thảo luận, đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chọn các chuyên đề giám sát là 1, 2, 3, 4.

'Giám sát không có tính phản biện thì làm để làm gì'

Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc bám sát các chỉ đạo, đề án ngay từ đầu khóa về tăng cường giám sát, coi đổi mới giám sát là khâu trọng tâm.

Theo ông Huệ, các báo cáo thẩm tra chất lượng ngày càng được nâng cao, sắc sảo hơn và tính phản biện cao hơn. “Có lạnh, có sôi nhưng không bị quy “2 sôi 3 lạnh”. Khen đích đáng, mà chê là thuyết phục. Chất lượng nâng lên rất nhiều”, ông Huệ nói.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị thẳng thắn chỉ rõ những mặt chưa được. Như có lúc có nơi thực hiện giám sát còn hạn chế, tính phản biện chưa cao.  

“Giám sát không có tính phản biện thì làm để làm gì. Phản biện trên tinh thần xây dựng, động cơ trong sáng thì càng tạo điều kiện phát triển lâu dài”, ông Huệ nhấn mạnh.

Nhấn mạnh giá trị mang lại của hoạt động giám sát thể hiện rõ nhất ở các kiến nghị của giám sát chuyên đề, nhưng có lúc còn thiếu sâu sát, thiếu thực tiễn, còn chung chung, mà “nói chung chung là dễ nói nhất, nhưng không đọng lại cái gì cả”. 

Ông lưu ý trong công tác phối hợp, điều phối thực hiện giám sát. Việc tổ chức đi nghiên cứu, làm việc với địa phương là tốt, song phải làm sao bớt phiền hà cho địa phương. Đặc biệt, phải phân biệt rõ vai đại biểu Quốc hội và vai thành viên đoàn giám sát thực hiện theo kế hoạch.

Về các nội dung đề nghị đối với giám sát chuyên đề năm 2024, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cơ bản đảm bảo cân đối các lĩnh vực, còn vấn đề là khi nào giám sát và giám sát thế nào cho phù hợp. Ông nói điều này sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc lựa chọn để trình Quốc hội quyết định.

Nhấn mạnh tính thời sự của chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, ông Huệ cho hay thị trường bất động sản gắn với thị trường vốn, mà thị trường vốn thì đang rất vướng, nên qua giám sát cần có sự hỗ trợ cho thị trường này. 

Trong 4 chuyên đề trên, tại kỳ họp thứ 5 (dự kiến khai mạc ngày 22-5) Quốc hội sẽ thảo luận, chọn hai chuyên đề để giám sát tối cao trong năm 2024, hai chuyên đề còn lại sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát.
Báo cáo giám sát COVID-19: Không thấy vụ 'chuyến bay giải cứu', Việt Á có 3 dòng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc lại hai sai phạm rất lớn trong lĩnh vực phòng chống dịch COVID-19 là "chuyến bay giải cứu" và Việt Á, nhưng chưa nhắc đến đầy đủ trong báo cáo giám sát.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Cơ quan chức năng đã tìm thấy học sinh thứ 5 trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, học sinh này được xác định đã chết.

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản hoả tốc phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu vì để xảy ra vụ việc được báo chí đưa: tính tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa phê duyệt thêm 829 vùng trồng, 131 cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam. Đây là cơ hội để sầu riêng nước ta tăng cường xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỉ dân.

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận: Không dừng tham quan với các cơ quan, đơn vị không sắp xếp bộ máy

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận khẳng định không tạm dừng khảo sát, tham quan, học tập kinh nghiệm đối với các cơ quan, đơn vị không chịu tác động bởi việc sắp xếp bộ máy.

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận: Không dừng tham quan với các cơ quan, đơn vị không sắp xếp bộ máy

Những gì tồn đọng phải giải quyết cho hết trước khi sáp nhập thành tỉnh Lâm Đồng mới

Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu xử lý các dự án tồn đọng trước khi sáp nhập ba tỉnh thành tỉnh Lâm Đồng mới.

Những gì tồn đọng phải giải quyết cho hết trước khi sáp nhập thành tỉnh Lâm Đồng mới

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng

Ngân 98 cho biết vừa làm đơn tố giác gửi đến cơ quan chức năng, nghi ngờ bị vu khống và hãm hại có tổ chức để hạ bệ danh dự và uy tín.

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar