17/08/2016 22:32 GMT+7

Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em...

LƯU ĐÌNH LONG
LƯU ĐÌNH LONG

TTO - Mùa cài hoa hồng dẫu năm nào cũng lặp lại và người cài hoa dẫu là trắng hay đỏ vẫn thấy rưng rưng “thương cha nhớ mẹ quá chừng”.

Bạn trẻ CLB Cội Nguồn đem hoa hồng xuống phố và tặng quà mùa Vu lan 2016

Trong một buổi chiều muộn, một nhóm các bạn trẻ thiện nguyện mang những giỏ hoa hồng gồm hai màu (trắng và đỏ), đi dọc các con phố Sài Gòn. 

Gặp những người buôn gánh bán bưng hay bất cứ bạn trẻ nào ngồi chơi nơi công viên, góc phố, các tình nguyện viên trẻ nhẹ nhàng chào hỏi, rồi giới thiệu về chương trình cài hoa mùa Vu lan.

Các bạn chia sẻ ngắn gọn, giản đơn rằng mùa Vu lan là mùa hiếu hạnh, nhắc những người con về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Cài hoa hồng lên ngực áo là một hình thức để nhắc nhớ mỗi người con phải sống thiệt tốt, để người sinh ra mình được an ủi, yên lòng, dù người còn hay mất. Hoa trắng tượng trưng cho mình không còn mẹ, hoa hồng là biết vẫn còn đầy đủ song thân.

Người tiếp nhận ý nghĩa cài hoa thoáng chút buồn, vì chọn hoa màu trắng. Nhiều người rạng rỡ vì còn được cài hoa hồng đỏ, may mắn, bình yên bên ba mẹ.

Thực ra, mùa cài hoa hồng dẫu năm nào cũng lặp lại và người cài hoa dẫu là trắng hay đỏ vẫn thấy rưng rưng “thương cha nhớ mẹ quá chừng”.

Không thương sao được khi nghĩ về những tháng ngày ấu thơ được lớn lên trong vòng tay của má, của ba. Má gánh một đầu khoai lang, một đầu là thằng con trai 5 tuổi; ba thì chiều chiều đạp xe vô trường chở về, nghe con líu lo đủ thứ chuyện trên đời. Bạn tôi từng viết đôi dòng như thế khi tôi hỏi: đi xa vậy có nhớ ba má hông?

Nhưng bạn còn may mắn vì chỉ là đi xa ba má thôi, chỉ là không ở cạnh bên để chăm sóc sáng chiều, chở má đi chợ, cùng ba đi uống cà phê, bàn chuyện bóng banh ở trời Âu, xứ Mỹ... Bạn bảo, có nhiều người ba má đã “đi xa” trong ý nghĩa khói hương mịt mờ, gặp nhau trong nỗi nhớ và hoài niệm mỗi khi viếng mộ đầu xuân hay dịp giỗ chạp.

Mồ côi là điều mà ai cũng buồn, nhưng nhiều người khi chưa mồ côi thì cứ nghĩ ba má sẽ còn hoài đó và cứ lo rong ruổi đó đây, ít khi ngó ngàng tới, vụng về trong quan tâm chăm sóc.

Trong một bài viết nhân mùa hiếu hạnh, BS Đỗ Hồng Ngọc nhắc: “Đợi cha mẹ qua đời rồi mới báo hiếu như làm đàn tràng cầu siêu thiệt to, mua đất nghĩa trang thiệt rộng, xây mồ xây mả thiệt đẹp, hoặc đem tro cốt vào chùa, nhang khói mịt mù, đặt nắm tro tàn cha mẹ ở một vị trí thiệt tốt… không ngại tốn kém! Thế nhưng khi cha mẹ già đang sờ sờ bên cạnh thì bận bịu trăm công ngàn việc, không có chút thì giờ để hỏi han, chăm sóc…”.

Đó có lẽ là cái tật của con người, cần được nhắc để không hối tiếc, nhất là khi trên áo hoa hồng đổi màu sang trắng. Buổi chiều hôm ấy, tháng 7, có những người còn hạnh phúc cài hoa hồng, nhưng vẫn rưng rưng vì biết quy luật tử sinh, vô thường...

Nên, các bạn trẻ cài hoa đã nhắc, hãy yêu thương ba mẹ mình khi còn có thể và vẫn có thể yêu thương ba mẹ mình dẫu người không còn nữa - bằng chính sự tử tế hôm nay.

Như lời bài hát của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ vẫn thường vang lên trong mỗi mùa Vu lan: "Rủi mai này mẹ hiền có mất đi. Như đóa hoa không mặt trời. Như trẻ thơ không nụ cười. Ngỡ đời mình không lớn khôn thêm. Như bầu trời thiếu ánh sao đêm...".

LƯU ĐÌNH LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar