07/05/2019 15:47 GMT+7

Đồ uống có cồn ảnh hưởng đến việc cho con bú như thế nào?

Nguồn: Cổng Thông tin Thực phẩm Cộng đồng
Nguồn: Cổng Thông tin Thực phẩm Cộng đồng

Dù lượng cồn được chuyển vào sữa khi bạn uống một ly rượu vang là ít, nhưng cần nhớ là con bạn vẫn còn nhỏ và gan chưa phát triển hoàn chỉnh.

Đồ uống có cồn ảnh hưởng đến việc cho con bú như thế nào? - Ảnh 1.

Hạn chế tối đa uống đồ uống có cồn khi cho con bú. Ảnh: babycenter.com

Nếu tôi uống rượu, bia hay các sản phẩm có cồn khác thì có hại đến con tôi đang trong thời kỳ cho bú hay không?

Có thể nếu bạn không đề phòng! Một lượng cồn mà có thể gây ra sự hiện diện của cồn trong máu cũng sẽ gây ra sự hiện diện của cồn trong sữa mẹ.

Dù lượng cồn được chuyển vào sữa khi bạn uống một ly rượu vang là tương đối ít, nhưng cần nhớ là con bạn vẫn còn nhỏ và gan chưa phát triển hoàn chỉnh. Điều này có nghĩa là đứa trẻ không thể chuyển hóa được cồn tốt như bạn. Những đứa bé dưới 3 tháng tuổi chuyển hóa cồn với tốc độ bằng một nửa người trưởng thành.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cồn có thể tác động đến vệc ăn uống và ngủ nghỉ của bé. Trong suốt 4 tiếng đồng hồ sau khi bà mẹ dùng thức uống có cồn như 120 ml rượu vang, 1 ly rượu pha chế, hay một lon bia, các bé bú được một lượng sữa ít hơn bình thường 20%. Và mặc dù các bé sẽ trở nên uể oải và ngủ thiếp đi nhanh hơn sau khi các bà mẹ sử dụng thức uống có cồn, các bé sẽ ngủ được ít thời gian hơn (dễ tỉnh giấc hơn).

Cồn trong sữa mẹ cũng cản trở sự phát triển của bé. Trong cuộc khảo sát với 400 đứa bé đang trong thời kỳ cho bú, sự phát triển khả năng vận động sau một năm tuổi bị chậm trễ khi những đứa trẻ sơ sinh có mẹ uống thức uống có cồn ít nhất một lần hằng ngày trong ba tháng đầu. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này chưa được khảo sát lặp lại.

Trong khi chưa ai tìm ra ảnh hưởng thật sự của cồn đến trẻ sơ sinh thì thật sáng suốt khi kiêng chúng đi, ít nhất là trong giai đoạn đầu của trẻ. Một số chuyên gia khuyến nghị những bà mẹ đang cho bú không uống đồ uống có cồn cho đến khi con họ được ba tháng tuổi.

Nếu bạn lo lắng rằng có thể bạn đang uống quá nhiều, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Tôi nên làm thế nào để thỉnh thoảng uống đồ uống có cồn một cách an toàn khi đang trong thời kỳ cho con bú?

Hãy đợi ít nhất 2 tiếng sau khi bạn uống trước khi cho bé bú để cơ thể của bạn kịp đào thải cồn.

Lượng cồn trong máu (hay lượng cồn trong sữa của bạn) thường đạt mức cao nhất từ 30 đến 90 phút sau khi bạn uống. Tuy nhiên, cần lưu ý là khoảng thời gian này và khoảng thời gian để cơ thể bạn đào thải được cồn là khác nhau giữa người này so với người khác.

Bạn có thể chọn lúc mà con bạn chưa cần được cho bú trong khoảng vài tiếng sau để uống, ví dụ ngay sau lúc cho bú hay là giữa giấc ngủ dài của bé.

Hoặc là bạn có thể vắt và trữ sữa lại trước khi uống bia rượu, rồi cho con bạn bú bình. (Vắt sữa sau khi uống rượu bia sẽ không giúp đào thải được cồn nhanh hơn - quá trình này luôn mất ít nhất 2 tiếng đồng hồ.)

Một lựa chọn khác là cho bé bú sữa công thức trong một vài giờ sau khi dùng đồ uống có cồn.

Để tránh mất nước, uống thêm một ly nước khi uống thức uống có cồn. Ăn trước khi hoặc trong khi uống cũng sẽ có tác dụng tốt. Cách này có thể giúp giảm bớt lượng cồn trong máu hoặc trong sữa của bạn.

Tôi có thể uống nhiều hơn một cốc rượu bia khi đang trong thời kỳ cho con bú hay không?

Việc uống nhiều hơn một cốc sẽ khó mà an toàn khi bạn là bà mẹ trong trong thời kỳ cho con bú. Bạn uống càng nhiều thì thời gian cần để đào thải lượng cồn càng dài.

Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã phác biểu đồ về quá trình đào thải lượng cồn trong sữa mẹ. Kết quả cho thấy nếu một bà mẹ nặng khoảng 55 ký có chiều cao trung bình, tiêu thụ ba cốc rượu trong 1 giờ, thì phải mất bảy tiếng rưỡi để loại hết cồn ra khỏi sữa mẹ. Đối với người nặng 80 ký có chiều cao trung bình thì mất 6 tiếng. Hoặc nếu một bà mẹ nặng 65 ký uống bốn cốc rượu trong vòng một giờ thì phải mất 9 tiếng để đào thải cồn ra khỏi sữa, còn bà mẹ nặng 80 ký sẽ mất 8 tiếng.

Nếu bạn là bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú thì chỉ nên thỉnh thoảng mới uống hoặc uống tối đa một cốc mỗi ngày. Bà mẹ nặng 60 ký thì không nên uống quá 60 ml rượu trắng, 240 ml rượu vang, hay 2 ly bia trong khoảng thời gian 24 tiếng.

Nếu bạn uống quá nhiều hay đang say rượu thì đừng cho con bạn bú cho tới khi tỉnh táo. Nếu bạn cần vắt sữa, hãy bỏ phần sữa đầu.

Nếu con bạn ngủ suốt đêm mà không thức giấc đòi bú thì bạn có thể uống nhiều hơn một cốc vào buổi chiều tối. Nhưng điều này có thể không khôn ngoan vì những lý do quan trọng không liên quan đến việc cho bú như sau:

- Bạn không thể chăm sóc chu đáo cho con khi bạn đang say.

- Bạn không thể ngủ cùng con khi bạn đang chịu ảnh hưởng của cồn hay một vài loại thuốc khác. Những chất men này có thể ảnh hưởng đến nhận thức của bạn về sự hiện diện và tiếng khóc của đứa bé. Vì thế nếu bạn đã uống thì hãy để con bạn tránh xa chiếc giường của bạn.

Uống bia sẽ làm tăng nguồn sữa mẹ của tôi đúng không?

Không! Chưa có bằng chứng khoa học nào ủng hộ quan điểm rằng việc uống bia hay bất kỳ loại thức uống có cồn nào có thể làm tăng nguồn sữa mẹ của bạn. Có một điều là cồn sẽ làm mất nước cơ thể của bạn đồng thời làm giảm lượng dịch trong cơ thể, điều đó có thể ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa của bạn. Ngoài ra, uống đồ uống có cồn còn phá vỡ những hormone có liên quan đến việc tạo sữa.

Julie Mennella, nhà nghiên cứu ở Trung tâm Cảm quan Hóa chất Monell ở Philadelphia đã nghiên cứu ảnh hưởng của cồn đến khả năng tiết sữa, giải thích rằng trong khi prolactin (một loại hormone hỗ trợ sự sản sinh sữa) tăng lên khi tiêu thụ cồn, thì oxytoxin (hormone chịu trách nhiệm cho quá trình tiết sữa) lại giảm. Các nhà khoa học cho rằng điều này có thể giải thích tại sao những đứa trẻ sơ sinh bú sữa mẹ khó khăn hơn khi mẹ chúng uống đồ uống có cồn.

Nếu bạn lo lắng rằng bạn có nguồn sữa ít, hãy nói chuyện với nhà chuyên môn về quá trình tiết sữa mẹ và những người chuyên chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh.


Nguồn: Cổng Thông tin Thực phẩm Cộng đồng

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar