06/02/2024 20:50 GMT+7

Dò tìm hạt ma bằng kính viễn vọng dưới nước lớn nhất châu Âu

Ngoài mục đích nghiên cứu đại dương, kính viễn vọng dưới nước IDMAR còn được các nhà khoa học sử dụng để tìm kiếm hạt ma, thứ có khả năng giải mã nguồn gốc của con người nói riêng và vật chất nói chung.

Mỗi quả cầu gắn trên thân kính viễn vọng IDMAR còn được trang bị thiết bị thu sóng trong nước, giúp phát hiện và ghi lại mọi âm thanh - Ảnh: EURONEWS

Mỗi quả cầu gắn trên thân kính viễn vọng IDMAR còn được trang bị thiết bị thu sóng trong nước, giúp phát hiện và ghi lại mọi âm thanh - Ảnh: EURONEWS

IDMAR là kính viễn vọng dưới nước lớn nhất châu Âu, nằm ở độ sâu 3.500m ngoài khơi biển Portopalo di Capo Passero, phía nam đảo Sicily (Ý).

Kính viễn vọng IDMAR là một hệ thống gồm 28 thanh kim loại thẳng đứng, mỗi thanh gắn 18 quả cầu được trang bị hàng nghìn cảm biến.

IDMAR cho phép các nhà khoa học quan sát và lắng nghe hầu hết mọi thứ xảy ra ở Địa Trung Hải, chuyển tiếp thông tin cho họ trong thời gian thực.

Bà Giuseppina Larosa - Ảnh: EURONEWS

Bà Giuseppina Larosa - Ảnh: EURONEWS

Bà Giuseppina Larosa, một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết họ sử dụng IDMAR để theo dõi chính xác vị trí của những sinh vật biển.

“Ban đầu, chúng tôi nghĩ rằng không còn cá voi ở Địa Trung Hải nữa, chỉ còn cá nhà táng”, bà nhớ lại.

“Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện ra rằng chúng vẫn ở đây nhưng bơi sâu hơn. Nhờ âm thanh, chúng tôi biết chúng đang ở đâu và di chuyển như thế nào”, vị chuyên gia tiếp lời.

Bên cạnh việc nghiên cứu về đại dương, các nhà khoa học còn sử dụng IDMAR cho một mục đích khác: dò tìm hạt ma của thế giới vật chất.

Neutrino (hạt ma) là một loại hạt nhỏ hơn nhiều lần so với nguyên tử (hạt hạ nguyên tử). Chúng không mang điện tích và có khối lượng cực nhỏ, gần như bằng 0.

Sở dĩ neutrino được gọi là hạt ma vì chúng rất khó để quan sát, dù mỗi giây có hàng trăm nghìn tỉ neutrino đi xuyên qua cơ thể con người một cách vô hại.

Ông Simone Biagi - Ảnh: EURONEWS

Ông Simone Biagi - Ảnh: EURONEWS

Ông Simone Biagi, một thành viên khác của nhóm nghiên cứu, cho biết neutrino có khả năng giúp con người giải mã bí ẩn về cội nguồn của thế giới vật chất.

“Neutrino chắc chắn sẽ cung cấp câu trả lời quan trọng giúp (chúng ta) tìm hiểu về nguồn gốc của tia vũ trụ.

“Tia vũ trụ được tạo ra từ các hạt bắn phá chúng ta, bắn phá Trái đất. Thế nhưng chúng ta không biết chúng đến từ đâu. Nếu có thể đo được neutrino, khẳng định neutrino đến từ vũ trụ, nó sẽ giải mã nguồn gốc của chúng ta”, ông Biagi nói.

Cho đến nay neutrino vẫn là một bí ẩn đối với nhân loại, chúng thách thức mọi quy tắc vật lý đã được thiết lập.

Trung Quốc xây đài dò tìm hạt ma lớn nhất thế giới dưới Biển Đông

Một kính viễn vọng khổng lồ đang được Trung Quốc xây dựng ở độ sâu hàng nghìn mét phía dưới Biển Đông để dò tìm hạt ma.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hệ thống đo sóng thần ngoài khơi Nhật Bản gặp sự cố

Hệ thống đo sóng thần này nằm ngoài khơi vùng Tokai, dọc theo rãnh Nankai - một khu vực được cảnh báo có nguy cơ cao xảy ra các siêu động đất.

Hệ thống đo sóng thần ngoài khơi Nhật Bản gặp sự cố

Não người có bị 'hết dung lượng' ghi nhớ không?

Không giống như máy tính hay điện thoại, bộ não con người không hoạt động theo cách lưu trữ giới hạn. Thay vì có số ô nhớ cố định, não bộ ghi nhớ bằng cách kết nối và kích hoạt lại mạng nơ ron trải khắp các vùng não.

Não người có bị 'hết dung lượng' ghi nhớ không?

Khánh Hòa tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo

Để tăng trưởng kinh tế 2 con số trong giai đoạn 2025 - 2030, Khánh Hòa đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó sẽ trở thành một trong các trung tâm công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, trung tâm dữ liệu quốc gia, khu vực.

Khánh Hòa tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo

Dòng hải lưu gần Nam Cực 'đảo chiều' lần đầu tiên trong lịch sử?

Có thông tin cho rằng các nhà khoa học vừa phát hiện dòng hải lưu ở Nam Đại Dương “đã đảo chiều” lần đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận. Nhưng sự thực có phải như vậy?

Dòng hải lưu gần Nam Cực 'đảo chiều' lần đầu tiên trong lịch sử?

Phát hiện côn trùng có thể nghe cây cối 'nói chuyện'

Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học chứng minh được côn trùng không chỉ nghe được âm thanh phát ra từ cây cối mà còn sử dụng thông tin đó để đưa ra quyết định.

Phát hiện côn trùng có thể nghe cây cối 'nói chuyện'

163 tỉ đồng giúp Quảng Trị bảo tồn sao la trước nguy cơ tuyệt chủng

Chiến lược bảo tồn Trung Trường Sơn giai đoạn 2026 - 2030 vừa được WWF-Việt Nam công bố tại Quảng Trị, với trọng tâm là bảo tồn loài sao la quý hiếm và phục hồi hệ sinh thái rừng.

163 tỉ đồng giúp Quảng Trị bảo tồn sao la trước nguy cơ tuyệt chủng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar