11/06/2023 11:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đô thị di sản Huế thiếu bảo tàng xứng tầm

Ở Huế hiện nay có năm bảo tàng công lập và chỉ có duy nhất Bảo tàng Hồ Chí Minh có trụ sở đáp ứng được chức năng trưng bày. Còn lại đều rơi vào cảnh "ở nhờ", thiếu một nơi để trưng bày hiện vật xứng tầm.

Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế đang sử dụng điện Long An - ngôi điện bằng gỗ có kiến trúc độc đáo bậc nhất Việt Nam - làm nơi trưng bày cổ vật - Ảnh: NHẬT LINH

Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế đang sử dụng điện Long An - ngôi điện bằng gỗ có kiến trúc độc đáo bậc nhất Việt Nam - làm nơi trưng bày cổ vật - Ảnh: NHẬT LINH

Mới đây tại kết luận sau buổi làm việc với Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo tỉnh này phối hợp với các bộ liên quan lập dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, trả lại nguyên trạng di tích điện Long An.

Nhiều bảo tàng "tạm trú" trong di tích

Bà Huỳnh Thị Anh Vân - giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế - cho biết bảo tàng đã nhiều lần đề xuất việc sắp xếp hoặc xây mới một trụ sở để thoát cảnh "ở nhờ" trong điện Long An.

Nguyên do là bởi ngôi điện này hiện không còn đủ chuẩn để thực hiện các công năng của một bảo tàng, đặc biệt là việc trưng bày và bảo quản cổ vật.

Tương tự, Bảo tàng Lịch sử cách mạng Thừa Thiên Huế cũng đang sử dụng di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn làm trụ sở và nơi trưng bày, bảo quản hiện vật.

Ở bờ nam sông Hương còn có hai bảo tàng công lập cũng đang cảnh chật vật vì phải tận dụng trụ sở của những đơn vị làm nơi trưng bày, bảo quản hiện vật là Bảo tàng Mỹ thuật Huế và Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung.

Bảo tàng Mỹ thuật Huế hiện đang tận dụng trụ sở của Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng và Trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng Thị trên con phố sầm uất Lê Lợi dọc sông Hương.

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung thì đang "ở nhờ" tại tầng hai của tòa nhà thuộc Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thừa Thiên Huế.

Bà Đinh Thị Hoài Trai - giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Huế - cho biết hiện nay bảo tàng đang lưu giữ hơn 1.000 bức tranh và hiện vật, trong đó có hơn 60 bức tranh quý.

"Đã 5 năm bảo tàng này được thành lập và cũng chừng đó năm trụ sở của bảo tàng vẫn đang nằm… trên giấy. Nguồn tranh sưu tập và được hiến tặng của bảo tàng cứ tăng lên theo từng năm nhưng kho cất giữ đã kín chỗ. Và tranh chúng tôi sưu tập về cũng gần như không có chỗ trưng bày xứng tầm", bà Trai cho biết.

Đề xuất hợp tác công - tư

Ngoài việc xây mới hay sắp xếp lại một vị trí xứng tầm cho bảo tàng cổ vật Huế, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế - cho rằng tỉnh Thừa Thiên Huế cần có một đề án củng cố nâng cấp chất lượng trưng bày.

"Nhiều cổ vật cung đình tiêu biểu nhất của vương triều Nguyễn như hàng chục cái ngọc tỉ, kim ấn… đang được cất giữ ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia tại Hà Nội. Đáng lý ra vị trí của những báu vật này phải là ở Huế, ở Bảo tàng Cổ vật cung đình. Cần có cơ chế để đưa một phần những cổ vật này về đúng với vị trí của nó", ông Hoa nhấn mạnh.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thanh Bình, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, nói rằng trong thời gian tới tỉnh sẽ cố gắng giải quyết dứt điểm vấn đề về trụ sở cho các bảo tàng công lập.

"Hai trụ sở của Bảo tàng Mỹ thuật Huế và Bảo tàng Lịch sử cách mạng đang được tỉnh thẩm định những bước cuối để chọn ra vị trí trụ sở mới. Còn với Bảo tàng Cổ vật cung đình, tỉnh đang nghiên cứu phương án, có thể sắp xếp lại khu vực di tích Viện Cơ mật (trụ sở Trung tâm Di tích cố đô Huế - PV) làm trụ sở và nơi trưng bày của bảo tàng", ông Bình nói.

Theo ông Bình, trở lực lớn nhất của tỉnh trong việc đầu tư vào các bảo tàng và thiết chế văn hóa đó là nguồn lực kinh tế.

Vị phó chủ tịch tỉnh kỳ vọng rằng việc đầu tư vào các thiết chế bảo tàng ở Huế, đặc biệt là Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế sẽ nằm trong nguồn kinh phí thực hiện Chương trình tổng thể mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa.

Thừa Thiên Huế đang nỗ lực trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo các tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản.

Thế nhưng nhìn lại, hiện Huế đang rất thiếu đầu tư và yếu về trưng bày, phát huy công năng của các bảo tàng - nơi phô diễn những tinh hoa xứ sở.

Kinh thành Huế có cần thêm cây cầu?

Câu chuyện Kinh thành Huế có cần thêm cây cầu đang nóng lên ở Huế, sau khi Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức và trao giải cuộc thi 'Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ thành hào nối Thượng thành'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar