26/05/2018 16:29 GMT+7

'Đồ sứ ký kiểu đang quay lại Việt Nam với giá gấp trăm lần'

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Tác giả Trần Đức Anh Sơn có cuộc giao lưu với bạn đọc, những người mê cổ ngoạn tại TPHCM hôm 26-5, nhân dịp ra mắt cuốn "Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn'.

Đồ sứ ký kiểu đang quay lại Việt Nam với giá gấp trăm lần - Ảnh 1.

TS Trần Đức Anh Sơn: Đồ sứ ký kiểu đang quay về Việt Nam với giá đắt hơn rất nhiều so với lúc bán ra trước đây - Ảnh: L.Điền

Đây là lần thứ hai quyển sách phát triển từ luận án tiến sĩ của Trần Đức Anh Sơn được ấn hành. thời Nguyễn trình bày song ngữ Việt - Anh do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản lần đầu năm 2003, với bản in đen trắng.

Sau 10 năm, bản in lần này được hiệu chỉnh phần tiếng Anh, in màu các hình minh họa và bổ sung một số phần nội dung.

Tại buổi giao lưu, tác giả Trần Đức Anh Sơn thuật lại nhân duyên gắn bó với bộ môn gốm sứ thời Nguyễn từ khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Lịch sử của đại học Tổng hợp Huế và vào làm tại Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.

Chính nhờ được tiếp cận kho đồ gốm sứ cổ của Bảo tàng cung đình Huế và gợi ý của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn và nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông, Trần Đức Anh Sơn bước vào lĩnh vực nghiên cứu đồ gốm sứ và gắn bó với đồ sứ ký kiểu từ nhiều năm nay.

Để chuẩn bị cho lần tái bản quyển sách Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn từng được giới chuyên môn trong Nam ngoài Bắc đánh giá cao suốt nhiều năm qua, tác giả Trần Đức Anh Sơn cho biết ông đã huy động các mối quan hệ với nhiều nhà sưu tập để nghiên cứu, chụp ảnh, và hiệu chỉnh, bổ khuyết nhiều nhận định mà lúc sơ khởi làm luận án có nhiều chỗ chưa thật am tường.

Cùng với những chuyến đi ra nước ngoài do hoạt động học thuật, Trần Đức Anh Sơn cho biết ông đều tranh thủ tiếp cận các sưu tập đồ sứ ký kiểu Việt Nam để nghiên cứu mở rộng. Chính quá trình này đã giúp ông có được một hình dung phổ quát về những dòng sứ ký kiểu Việt Nam "lưu lạc" ở nước ngoài.

"Có bộ sưu tập được mang đi từ hồi 1975, có bộ sưu tập do các nhà nghiên cứu nước ngoài đến Việt Nam sưu tập, có trường hợp mua từ Việt Nam trong nhiều giai đoạn khác nhau... Đến nay, ở Đức, Pháp, Mỹ đều có những bộ sưu tập đồ sứ ký kiểu rất giá trị", ông Trần Đức Anh Sơn cho biết.

Tại buổi giao lưu, có ý kiến đặt vấn đề lâu nay trên thị trường vẫn lưu hành các món đồ sứ ký kiểu giả. Liệu với kinh nghiệm của một chuyên gia lâu năm trong nghề, ông Sơn có thể phân biệt đố sứ ký kiểu thật và giả không?

Ông Sơn cho biết bản thân ông nhiều năm gắn bó giới giới buôn bán trong nước. "Tôi thân với các cửa hàng ở Lê Công Kiều khi còn làm tại bảo tàng. Có người bảo tôi làm cán bộ nhà nước sao lại chơi thân với giới buôn bán cổ vật. Nhưng tôi quan niệm rằng chính những người trong giới tư nhân có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và đáng để mình học hỏi", ông Sơn trình bày.

Ông cũng kể lại một lần tại Đức, một nhà nghiên cứu gốm sứ mời ông Sơn đến xem bộ đồ sứ ký kiểu Việt Nam. Ông Sơn xem xong nói ngay rằng trong đó có 3 món là giả. Lời nhận xét thẳng thắn đó khiến cho chủ nhà bị sốc. 

Nhưng 5 năm sau, khi ông này quyết định bán lại toàn bộ bộ sưu tập sứ ký kiểu ấy cho một nhà sưu tập Việt Nam, người mua sau khi xem xét đã loại ra đúng 3 món mà trước đó ông Sơn nhận định là giả. "Mãi đến lúc đó, ông này mới email cho tôi và nói rằng tin tôi nói đúng và không giận tôi nữa", ông Sơn kể lại.

Ông Sơn thuật lại câu chuyện trên trong một lưu ý rằng, thời gian gần đây đồ sứ ký kiểu Việt Nam đang quay trở lại quê hương với giá gấp trăm lần. Duyên do bởi thời xưa khi cổ vật chảy máu ra đi, người ta chưa ý thức được giá trị của nó nên bán đi với giá rẻ. Giờ những ai muốn mua lại mang về thì phải chấp nhận giá cao từ những nhà sưu tập am hiểu ở nước ngoài.

Ông Sơn cũng cho biết thực ra việc cổ vật Việt Nam được đưa ra nước ngoài nhìn theo góc độ nào đó sẽ thấy nó chính là con đường để cổ vật Việt Nam được bảo quản và trưng bày tốt hơn ở các nước phát triển.

"Tôi thật hãnh diện khi bắt gặp tại những bảo tàng hiện đại, sang trọng ở nước ngoài có trưng bày đổ sứ ký kiểu Việt Nam, cụ thể là ở Boston (Mỹ) và Berlin (Đức) đều có trưng bày cổ vật Việt Nam một cách rất trang trọng".

Đồ sứ ký kiểu đang quay lại Việt Nam với giá gấp trăm lần - Ảnh 2.

Thuật ngữ "đồ sứ ký kiểu" được tác giả Trần Đức Anh Sơn dùng để chỉ cho nhóm đồ sứ trước kia có người gọi là "bleus de Huế" hay "đồ sứ men lam Huế".

Đồ sứ ký kiểu ở đây là những đồ sứ do người Việt Nam gồm cả vua quan và thường dân đặt làm tại các lò gốm sứ Trung Hoa trong khoảng thời gian từ nửa sau thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, với những yêu cầu riêng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí, thơ văn minh họa và hiệu đề.

Sách Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn có nội dung đề cập cả phần đồ sứ ký kiểu Lê Trịnh ở Đàng Ngoài, đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn ở Đàng Trong và đồ sứ ký kiểu thời Tây Sơn.

Tác giả đi sâu phân tích và giới thiệu đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn trải qua các triều vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định... với các điểm mỹ thuật và văn tự trên các hiện vật... Sách dày 336 trang, do NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành.

TTO - Cơ quan nhà nước phụ thuộc vào quy trình có tính nguyên tắc từ kế hoạch, đánh giá, lựa chọn, báo cáo, tham khảo khung pháp lý đầy đủ và dự toán đến phê duyệt kinh phí.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Sau hai năm triển khai bóc xóa quảng cáo sai quy định tại TP.HCM, tình trạng tạt chất bẩn và gọi điện đe dọa, 'khủng bố' liên quan tín dụng đen đã giảm sâu, gần như không còn xuất hiện.

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 1,8 triệu người Việt đến chiêm bái xá lợi Đức Phật trong những ngày ở TP.HCM, 125.000 người đến chiêm bái xá lợi Phật trong 4 ngày ở núi Bà Đen, Tây Ninh.

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar