22/09/2017 11:52 GMT+7

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn

HỮU THUẬN
HỮU THUẬN

TTO - Hoạt động chính thức từ năm 2013 tới nay, cứ chủ nhật hàng tuần thì phiên chợ đồ cổ nằm sâu trong con hẻm tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM) lại tấp nập kẻ mua người bán.

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn - Ảnh 1.

Người sành đồ cổ không ai không biết tới phiên chợ độc đáo này - Ảnh: HỮU THUẬN

Chợ được tổ chức trong khuôn viên quán cà phê Cao Minh ở hẻm nhỏ đường Nơ Trang Long Q.Bình Thạnh. Chợ thu hút được nhiều đối tượng yêu thích sưu tầm vì có rất nhiều món hàng đa dạng.

Với nhiều người mê đồ cổ ở Sài Gòn, khi nói tới khu chợ đồ cổ này thì không ai không biết. Có người tìm tới khu chợ này để mua bán trao đổi. Có người tới chỉ để nhâm nhi ly cà phê rồi ngắm đồ.

Chợ hoạt động từ 6g sáng tới 14g chiều. Mỗi khách tham quan, người mua, kẻ bán khi vào cổng đều mất một khoản phí 30 ngàn đồng. Phí này đã bao gồm 1 phần nước uống.

"Gọi là chợ nhưng thực chất đây là một địa chỉ uy tín nhằm giao lưu giữa những người có chung niềm đam mê đồ cổ. Họ đến đây để trao đổi, mua bán hoặc để khoe những món đồ mà mình sưu tầm được. Giá trị nằm ở niên hạn của món đồ cũng như độ hiếm có của nó", anh Khánh - chủ một gian hàng tại chợ chia sẻ.

"Cũng bởi vì đây là niềm đam mê đã ngấm vào máu thịt mình rồi, nên nhiều khi lặn lội khắp các tỉnh miền Tây để săn tìm cho bằng được những món đồ độc và hiếm để mang tới phiên chợ trao đổi cùng các anh em", anh Khánh nói thêm.

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn - Ảnh 2.

Phiên chợ nằm trong con hẻm 311 Nơ Trang Long (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) tấp nập người mua bán - Ảnh: HỮU THUẬN

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn - Ảnh 3.

Tìm thấy những món đồ hiếm mà ưng ý, người ta thường ngắm nghía chúng rất lâu - Ảnh: HỮU THUẬN

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn - Ảnh 4.

Anh Adam (quốc tịch Anh) cùng bạn gái tranh thủ ngày nghỉ đi tìm mua đồ sứ về trang trí trong phòng làm việc - Ảnh: HỮU THUẬN

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn - Ảnh 5.

Nhiều khách nước ngoài cũng xuất hiện nhiều tại khu chợ đặc biệt này - Ảnh: HỮU THUẬN

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn - Ảnh 6.

Bật lửa Zippo là một trong những món hàng bán chạy nhất tại khu chợ vì tính thực dụng của nó - Ảnh: HỮU THUẬN

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn - Ảnh 7.

TIền xu Việt Nam với nhiều mệnh giá được phát hành qua nhiều thời kỳ khác nhau - Ảnh: HỮU THUẬN

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn - Ảnh 8.

Lượng khách lớn tuổi đến đây để thỏa mãn niềm đam mê sưu tầm chiếm phần lớn. Họ đều là những vị khách quen của những chủ hàng tại chợ. Mỗi khi có đồ gì độc đáo, chủ tiệm chỉ cần "a lô" là họ sắp xếp công việc để ghé coi liền - Ảnh: HỮU THUẬN

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn - Ảnh 9.

Một số lượng ít tiền giấy mệnh giá 30 đồng được phát hành lần đầu vào năm 1985 được mua bán tại chợ. Khi khách hỏi mua vài đồng tiền giấy loại này thì chủ chỉ muốn bán mỗi loại một tờ, để những người khách tới sau còn được nhìn ngắm và có sự lựa chọn - Ảnh: HỮU THUẬN

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn - Ảnh 10.

Ông Jon Allsop (người Pháp) đã qua Việt Nam sống được hơn 2 năm. Ông mua những món đồ cổ từ bên Pháp rồi chuyển về Sài Gòn, chủ nhật hàng tuần ông và vợ (người Việt) lại có mặt để bán những món hàng "có một không hai" cho những ai cần - Ảnh: HỮU THUẬN

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn - Ảnh 11.

Rất nhiều món hàng độc đáo và có độ tinh xảo cao - Ảnh: HỮU THUẬN

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn - Ảnh 12.

Những mặt hàng bày bán trong phiên chợ chủ yếu được dân trong nghề tìm kiếm mua lại từ những vùng quê rồi đem lên trao đổi mua bán trong phiên chợ - Ảnh: HỮU THUẬN

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn - Ảnh 13.

Một chiếc đồng hồ cổ được khách hàng ngắm đi ngắm lại vì vẻ đẹp của nó - Ảnh: HỮU THUẬN

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn - Ảnh 14.

Nhiều bạn trẻ tìm tới khu chợ để mua đồ trang trí trong quán cà phê - Ảnh: HỮU THUẬN

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn - Ảnh 15.

Tiền cổ từ nhiều quốc gia từ châu Á tới châu Âu luôn được người mua để mắt tới - Ảnh: HỮU THUẬN

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn - Ảnh 16.

Đa dạng các mặt hàng được bày bán. Những đồ vật như đèn dầu, máy ảnh cổ, đồ gốm sứ thường được chủ các cửa hàng kinh doanh hay người chơi đồ cổ mua về trang trí trong nhà - Ảnh: HỮU THUẬN

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn - Ảnh 17.

Chú Oánh, một chủ gian hàng nhỏ chuyên nhập những món đồ cũ từ Nga về để bán trong phiên chợ này - Ảnh: HỮU THUẬN

Chợ đồ cổ tấp nập giữa lòng Sài Gòn - Ảnh 18.

Những viên đá quý đẹp mắt cũng được giao lưu trao đổi, mua bán trong phiên chợ đồ cổ - Ảnh: HỮU THUẬN

HỮU THUẬN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những hình ảnh đầu tiên từ tâm bão Cát Bà: Đổ nát, hoang tàn đến đau lòng

Nhà tốc mái, cây đổ ngổn ngang, bàn ghế, tủ lạnh tứ tung trên đường… khung cảnh không khác gì một 'trận bom' vừa giội xuống thị trấn Cát Bà.

Những hình ảnh đầu tiên từ tâm bão Cát Bà: Đổ nát, hoang tàn đến đau lòng

Bộ Công an đã sẵn sàng về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước

Bộ Công an cho biết đã sẵn sàng các điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ để đảm bảo thu nhận hồ sơ, cấp thẻ căn cước cho công dân từ ngày 1-7.

Bộ Công an đã sẵn sàng về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước

Lính tàu ngầm rèn thể lực

Huấn luyện thể lực, rèn luyện thể thao được đẩy mạnh tạo thành phong trào rộng khắp trong toàn Lữ đoàn tàu ngầm 189.

Lính tàu ngầm rèn thể lực

Huế ngập lụt lớn, đường thành sông, dùng ghe đưa người đi lại

Do mưa lớn, nước các sông lên nhanh khiến nhiều tuyến đường ở Huế bị ngập nặng như sông. Xe cộ ở Huế ngập chết máy la liệt.

Huế ngập lụt lớn, đường thành sông, dùng ghe đưa người đi lại

Hình ảnh kéo buồm trên tàu buồm hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam

Tàu Lê Quý Đôn là chiếc tàu buồm hiện đại, duy nhất của Hải quân nhân dân Việt Nam, có khả năng hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết phức tạp.

Hình ảnh kéo buồm trên tàu buồm hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam

Toàn cảnh diễn biến vụ tấn công hai 2 trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk

Toàn cảnh vụ nhóm đối tượng đập phá trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk làm 9 người chết, 2 người bị thương.

Toàn cảnh diễn biến vụ tấn công hai 2 trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar