18/08/2024 11:26 GMT+7

Đồ ăn nào cũng có sẵn muỗng nhựa, 'cùng giảm rác thải' chỉ là kêu gọi suông?

Các app đặt đồ ăn đều yêu cầu khách hàng chọn dụng cụ ăn uống, kèm lưu ý: “Chọn nếu cần. Cùng giảm rác thải nhé”. Nhiều khách hàng không chọn nhưng phần đồ ăn nào cũng thấy muỗng đũa dùng một lần.

Khách không chọn, nhưng đặt phần đồ ăn nào cũng có sẵn muỗng nhựa - Ảnh 2.

Dù khách hàng không yêu cầu lấy muỗng đũa dùng một lần nhưng quán vẫn bỏ vào - Ảnh: AN VI

Nhiều hàng quán bán đồ ăn mang đi cũng soạn sẵn dụng cụ ăn uống, dù thực khách không yêu cầu. Phần muỗng đũa không dùng tới khiến tăng lượng rác thải ra môi trường.

Chỉ là lời kêu gọi suông!

Đặt đồ ăn qua các app đều thấy nút tùy chọn có lưu ý: "Dụng cụ ăn uống - chỉ yêu cầu khi thật sự cần"; "Chọn nếu cần. Cùng giảm rác thải nhé!". Điểm chung của những app giao đồ ăn là nếu người dùng không thao tác gì, nghĩa là không lấy muỗng đũa, ống hút nhựa kèm theo phần thức ăn được đặt...

Ấy vậy mà trong nhiều phần cơm tôi thường đặt về nhà vẫn có những chiếc muỗng nhựa, đôi đũa dùng một lần, dù trước đó chẳng hề chọn vào ô yêu cầu. Thậm chí tôi đã thử đặt tới 2-3 app tại 5-6 quán khác nhau trong bán kính 5km quanh khu vực, nhưng tình trạng vẫn giống nhau.

Đồ ăn nào cũng có sẵn muỗng nhựa, 'cùng giảm rác thải' chỉ là kêu gọi suông? - Ảnh 2.

Nhiều hàng quán thường chuẩn bị sẵn muỗng, đũa cho khách mua đồ ăn mang đi, dù nhiều người không dùng tới - Ảnh: AN VI

Khi hỏi người giao hàng, họ nói do quán cho vào chứ họ không hề đề xuất. Đã có lần tôi gọi điện thắc mắc với một quán cơm tại quận 7 (TP.HCM), họ chỉ hứa lần sau sẽ chú ý nhưng rồi chuyện vẫn lặp lại y hệt.

Anh Lê Văn Thức (quận 7, TP.HCM) thường đặt đồ ăn về nhà chia sẻ: "Nếu siêng đặt đồ ăn mang tới nhà trong một tuần thì lượng tô, chén, muỗng, đũa… có thể gom lại được một bịch lớn. 

Vứt thì tiếc vì toàn đồ mới, còn để lại thì chiếm không gian và cũng chẳng có nhu cầu dùng. Điều này làm tăng lượng rác thải nhựa".

1 bịch cháo, 5 bộ chén muỗng nhựa

Không chỉ trên app, chuyện cũng tương tự khi trực tiếp mua mang đi tại quán ăn. 

Lần nọ đi mua cháo tại một quán trên đường Bạch Đằng (quận Tân Bình), tôi phát sốc với kiểu đóng gói "toàn nhựa" của quán này.

Họ đựng cháo vào hai cái tô nhựa cỡ lớn, nước chấm vào một chén nhựa nhỏ hơn, rau được bỏ vào một bịch riêng. Họ mặc định bỏ sẵn vào mỗi bịch túi ni lông màu đen 5 cái chén kèm 5 cái muỗng nhựa.

Khách không chọn, đặt phần đồ ăn nào cũng có sẵn muỗng nhựa - Ảnh 3.

Lượng chén muỗng nhựa mà một quán cháo trên đường Bạch Đằng (quận Tân Bình) bỏ sẵn cho khách mua mang đi - Ảnh: AN VI

Khách nào nhiều người hơn, có nhu cầu sẽ xin thêm. Ai không có nhu cầu thì tự trả lại hoặc nếu không để ý thì phải mang về nhà thêm cả đống đồ nhựa không dùng tới. 

Khi được hỏi sao cho nhiều đồ dùng nhựa như vậy, chủ quán trả lời: "Mấy cái này rẻ òm, có bao nhiêu đâu mà tiếc với khách. Tui cứ cho đại vậy về họ có xài thì xài, không thì để đó chứ có mất mát gì".

Điểm chung của những quán ăn hay bán mang về này là soạn sẵn muỗng đũa cho vô bịch, khách tới mua chỉ cần bỏ đồ ăn vào nữa là xong. 

Cả shipper và phía quán ăn hiếm khi kiểm tra lại xem khách hàng có thật sự cần muỗng đũa dùng một lần. Và tất nhiên họ chẳng cần quan tâm việc đó có góp phần tạo ra rác thải, gây ô nhiễm môi trường hay không.

Hai 'phe' chê khen quán ăn tận thu tiền giữ xe, trà đá, khăn giấy của thực khách

Rất nhiều bạn đọc tranh luận quanh chuyện khách đến quán ăn trả tiền ăn uống nhưng lại phát sinh thêm tiền khăn ướt, trà đá, tiền gửi xe… Người thì khó chịu, người lại tỏ ra cảm thông.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chiếm vỉa hè: Cái sai phải bị xử lý

Một cô gái ở Hà Nội bị người bán trà đá trên vỉa hè động tay động chân "xua đuổi" vì cho rằng cô gái đã đứng chắn trước chỗ chị bán trên vỉa hè. Đây là một ví dụ cụ thể cho câu chuyện nhiều người xem vỉa hè là của riêng.

Chiếm vỉa hè: Cái sai phải bị xử lý

Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hoàn trả tiền khi nào?

Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực từ ngày 1-7 bổ sung một số quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, trường hợp nào được hoàn trả tiền?

Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hoàn trả tiền khi nào?

Dẹp hàng loạt bãi xe lấn chiếm đất công

Trước bức xúc của người dân phường Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khi nhiều bãi xe chiếm đất công, chính quyền địa phương buộc phải xử lý.

Dẹp hàng loạt bãi xe lấn chiếm đất công

Tiền lương tính chính sách nghỉ hưu trước tuổi gồm phụ cấp nào?

Tiền lương tính chính sách nghỉ hưu trước tuổi gồm phụ cấp nào?

Tiền lương tính chính sách nghỉ hưu trước tuổi gồm phụ cấp nào?

Vì sao tỉnh An Giang thành lập xã Núi Cấm và Cù Lao Giêng mới 'toanh'?

Trong 102 xã, phường và đặc khu của tỉnh An Giang có 2 xã có tên mới “toanh” được xây dựng từ địa danh nổi tiếng của vùng? Đó là xã Núi Cấm và xã Cù Lao Giêng. Vì sao lại đặt tên mới cho 2 xã này?

Vì sao tỉnh An Giang thành lập xã Núi Cấm và Cù Lao Giêng mới 'toanh'?

Siết chặt thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức

Nghị định mới của Chính phủ quy định rõ 4 hình thức xử lý kỷ luật và thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức có vi phạm.

Siết chặt thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar