31/05/2012 09:40 GMT+7

"Dìu bóng đêm về với nắng mai"

ĐỖ PHI - ĐOÀN BẢO CHÂU
ĐỖ PHI - ĐOÀN BẢO CHÂU

TT - Gần 19g, chốt dân phòng chỉ vỏn vẹn khoảng 6m2 ở khu phố 6, P.Cầu Kho, Q.1, TP.HCM ồn ào, náo nhiệt hẳn lên với tiếng học bài ê a, tiếng cười nói của hơn 20 em thành viên đội bảo vệ Kim Đồng.

Phóng to
Bà Lê Thị Ngà (đứng) và các em thành viên của đội bảo vệ Kim Đồng -Ảnh: Đỗ Phi

Ít ai biết được đằng sau những nụ cười trong vắt ấy, các thành viên của đội hầu hết đang sống trong cảnh thiếu vắng vòng tay của cha, hơi ấm của mẹ, đang phải đấu tranh quyết liệt từng ngày, từng giờ giữa lằn ranh tốt xấu để tự giữ lại tuổi thơ cho mình. Khu phố 6 này từng là một “điểm nóng” về tệ nạn xã hội, mua bán ma túy. Những người lớn: người mất, người đi tù, kẻ đi biệt xứ, bỏ lại đằng sau là những đứa trẻ...

Gai nhọn và hoa hồng

Bà Đoàn Thị Thủy Tiên, phó trưởng Phòng văn hóa - thông tin Q.1, nhận xét: “Từ ngày đội bảo vệ Kim Đồng ra đời, các em nhỏ ở P.Cầu Kho có nơi sinh hoạt lành mạnh, biết học cách tránh xa những tệ nạn xã hội, biết quan tâm, bảo vệ lẫn nhau khỏi người xấu. Phường và khu phố cần tiếp tục quan tâm, chăm chút các em hơn, có thể định hướng để các em trở thành những cán bộ đoàn ưu tú có ích cho xã hội sau này”.

“Hồi trước con thường theo mấy anh chị lớn đi bấm chuông phá nhà người ta. Buổi chiều, con đứng trên cầu Nguyễn Văn Cừ bỏ nước vào bao nilông, chọi nước xuống mấy người đi đường, rồi tự chạy xe đạp đi đằng sau vỗ đầu người lớn...” - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (11 tuổi) thật thà kể những trò em từng chơi. Sống cùng ông ngoại, mẹ đi tù do buôn bán ma túy, ba bỏ đi biệt tăm, Quỳnh tự mình bươn chải bán vé số mưu sinh đã mấy năm nay.

Ngồi bên cạnh, Nguyễn Ngọc Thùy Trang (14 tuổi) góp chuyện: “Em cũng hay đánh lộn, đốt lửa gầm cầu, chọi đá người đi đường. Em đi chơi từ sáng đến 1g-2g đêm cũng không ai kêu về nữa mà”. Ba mẹ đều đã mất vì nhiễm HIV, một mình Trang sống lây lất với bà ngoại... Ở xóm Cầu Kho này, hoàn cảnh như Quỳnh, Trang không hiếm. Cũng không hiếm những ngày, những đêm cả xóm ồn ào, lộn xộn tiếng người lớn mắng con nít vì những trò đùa quá tinh quái thâu đêm suốt sáng.

Những ngày như thế, có một người thao thức. Bà Lê Thị Ngà, một tổ viên tổ bảo vệ dân phố P.Cầu Kho, nghĩ mình phải làm gì đó trước khi đám trẻ này lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn bế tắc: ăn chơi, tệ nạn của mẹ, cha trước đây. Bà Ngà gọi ba em nghịch nhất xóm đến thủ thỉ tâm sự, giao cho các em vai trò là “những chiến sĩ đội bảo vệ Kim Đồng”. “Người lớn thì có tổ bảo vệ dân phố, đội bảo vệ Kim Đồng của tụi con sẽ bảo vệ cho các bạn, các em nhỏ, có được không?”, câu hỏi giản dị ấy đã biến một đứa trẻ trở thành người lớn.

Từ một “siêu quậy” của khu phố 6, Phạm Văn Kiệt (12 tuổi) đã biết chạy ngay đến báo cho bà Ngà khi thấy có bạn bị kẻ gian dụ dỗ hút chích, bị sàm sỡ trong những góc tối. Thùy Trang đã thôi ném đá, chọi nước mà trở thành một cô tổ trưởng chững chạc, quản lý, chăm sóc các em gái... Dần dà, chốt dân phòng nhỏ xíu trở thành nhà của các em, nơi có mẹ Ngà hỏi han, chăm sóc, có các bạn đồng trang lứa cùng nhau tận hưởng tuổi thơ. Các em được “má Ngà” dạy tiếng Anh, dạy tô màu, hát múa. Bất kể những ngày mưa gió, trong căn phòng mong manh bằng gỗ và mica này, hơn 20 đứa trẻ vẫn đến, mắt trong veo háo hức, miệng mở to tròn đọc từng câu đối thoại tiếng Anh đơn giản.

Tấm bảng học của các em thật đặc biệt, là những tờ giấy A4 được bà Ngà nắn nót viết chữ, dán băng keo bốn góc tạm lên tường, học xong thì gỡ xuống. Em nào cũng nâng niu, giữ cho “bảng” phẳng phiu, lần sau học tiếp. Các em nhỏ hơn thì được học tô màu, vẽ tranh. Bé Nguyễn Ngọc Thụy Anh (6 tuổi), mồ côi cha mẹ, nhỏ nhẹ kể: “Con thích tô màu ở đây lắm, vì có các bạn chơi chung, bà Ngà còn chấm điểm cho từng bạn nữa!”. Cô giáo Trần Thị Thanh, một người dân trong khu phố, tấm tắc: “Từ ngày các em có nhóm sinh hoạt, được cô Ngà quản lý, khu phố này bình yên hẳn...”.

“Trên đôi tay này, yêu thương dâng đầy”

Đội bảo vệ Kim Đồng còn hăng hái tham gia nhiều cuộc thi do phường, quận, TP tổ chức, trở thành những gương mặt “đại biểu” nhí khiến cả khu phố 6 phải tự hào. Mới đây, vượt qua hơn 8.500 bài dự thi của các bạn học sinh ở Q.1, đội đã có đến năm giải thưởng (ba giải nhất, hai giải nhì) trong hội thi Nhật ký đọc sách do UBND Q.1 tổ chức.

Trần Đức Nhân (12 tuổi), bán bánh xèo phụ mẹ và bà ngoại, đoạt giải nhì cuộc thi này, rụt rè cho biết: “Con phải nghỉ học từ lớp 4, nhưng con vẫn hay ra đây (chốt dân phòng - PV) mượn sách về đọc rồi viết nhật ký cảm nhận. Con thích viết văn lắm. Con đang xin mẹ cho đi học lại!”. Không những vậy, thi văn nghệ, an toàn giao thông, vẽ tranh cát, tô tượng... Đâu cũng có bóng dáng tưng bừng của đội Kim Đồng và đều... có giải. Huỳnh Tấn Đạt (14 tuổi) cười toe khoe: “Bình thường con toàn đi đánh lộn, giờ vô đây vẽ tranh, tô tượng lại đoạt giải, còn được khen có năng khiếu nữa...”.

Tự hào nhất của đội Kim Đồng là toàn bộ hoạt động của nhóm đều do các em tự xoay xở cùng nhau, có đội trưởng, đội phó, tổ trưởng đội nữ, đội nam, thủ quỹ, thư ký hẳn hoi. Để có kinh phí, các em tự tổ chức kế hoạch nhỏ, chia nhau đi thu gom ve chai, sách vở cũ, quy định đóng tiền quỹ nhóm 10.000 đồng/tháng/bạn. Trong cuốn nhật ký họp của các em là những dòng chữ nắn nót họ tên các bạn tham gia, phân công rõ ràng nhóm đá banh, nhóm mượn sách, nhóm văn nghệ... để quản lý công việc lẫn nhau. Võ Thị Hồng Vân (17 tuổi) bị bệnh teo thận mãn tính nhưng vẫn được 100% phiếu của các bạn bầu làm tổ trưởng. Vân bảo đó là một động lực rất lớn giúp em chống chọi với bệnh tật.

Chia sẻ về hoạt động của đội Kim Đồng, gương mặt bà Lê Thị Ngà, “mẹ đẻ” của đội, sáng lên: “Trẻ em, đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn, là những tờ giấy trắng rất mong manh, cần được nâng niu và yêu thương thật nhiều. Đội Kim Đồng với tôi là một gia đình, nghe các em gọi “má”, thấy các em khoanh tay chào, vậy là vui rồi”.

Đến dự một buổi sinh hoạt, ra về, phía sau chúng tôi là những tiếng hát vang lên trong trẻo của bài Bài tình ca mới, bài truyền thống của đội bảo vệ Kim Đồng: Trên đôi tay này, yêu thương dâng đầy. Bạn đã đến, đến với nơi đây. Làm vơi nhức nhối, với buồn đau này. Dìu bóng đêm về với nắng mai... Cứ thế, bất kỳ em nhỏ nào khi vào đội Kim Đồng đều sẽ học bài hát này đầu tiên, như một lời chào nắng mai phía trước...

ĐỖ PHI - ĐOÀN BẢO CHÂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar