29/03/2019 07:53 GMT+7

Đinh Trang mộng: Nghẹt thở với vực thẳm nhân tính

TỊNH THY
TỊNH THY

TTO - Đinh Trang mộng là tác phẩm mà nhà văn Diêm Liên Khoa (Trung Quốc) phải xin lỗi người đọc vì đã trao cho họ một câu chuyện quá đỗi buồn thảm, một nỗi đau đớn thắt lòng.

Đinh Trang mộng: Nghẹt thở với vực thẳm nhân tính - Ảnh 1.

Nhà văn Diêm Liên Khoa ký tặng sách cho độc giả - Ảnh: TAO ĐÀN

Người kể chuyện của Đinh Trang mộng là linh hồn cậu bé Tiểu Cường mười hai tuổi. Đinh Thủy Dương, ông nội Tiểu Cường, đã thành công trong việc vận động dân Đinh Trang bán máu để thoát nghèo.

Khốn thay, ông vừa khiến họ đổi đời vừa khiến họ mất mạng. Ông vừa làm tái sinh Đinh Trang, vừa hủy diệt Đinh Trang. Kiếm tiền quá dễ, người dân Đinh Trang lao vào bán máu như điên. Trạm thu mua máu lưu động mọc lên khắp nơi. Người ta có thể vừa ăn cơm vừa giơ cánh tay lên để lấy máu; đang làm đồng có thể nhảy lên bờ bán máu.

Kim tiêm và bông băng dùng chung, rất nhanh và rất tiện. Máu trong cơ thể như nước trong giếng, càng múc càng đầy. Nhà cửa khang trang, tiện nghi đủ đầy, cuộc sống như mơ.

Người phất lên nhanh nhất trong cơ cuộc này chính là Đinh Huy - con cả của Đinh Thủy Dương. Đinh Huy trở thành nậu máu, vua máu của một vùng. Hậu quả của bán máu là đại dịch AIDS lan tràn, trở thành thảm họa. Và câu chuyện không dừng lại ở đó...

đậm chất thời sự khi viết về đại dịch AIDS. Tuy nhiên, xét đến cùng, đây là câu chuyện ngụ ngôn về sự tàn lụi của con người. Diêm Liên Khoa đã đặt các nhân vật vào cửa tử để họ bộc lộ đến tận cùng bản chất của mình. Lòng tham, tiền bạc và danh vọng đã làm biến dạng con người, hay điều đó mới chính là nhân dạng của họ?...

Đan xen giữa tỉnh và mộng, thực và ảo, phồn vinh và đổ nát, chết chóc và hoan lạc... Đinh Trang mộng là nỗi tuyệt vọng và khúc bi ca lớn lao về nông thôn Trung Quốc và dân tính Trung Hoa.

Đối với người Trung Quốc xưa nay, đạo đức và đạo đức nông thôn là những nguyên tắc cơ bản để duy trì nền tảng xã hội. Nông dân đồng nghĩa với nhân hậu, chất phác và hiền lành; nông thôn là quê hương tinh thần, là chốn nương náu tâm hồn của mỗi một con người, đặc biệt là con người thời hiện đại.

Vậy mà trong Đinh Trang mộng, nông thôn là chốn tham lam, lọc lừa, tàn độc đến kinh hoàng. Sự sụp đổ đạo đức nông thôn không phải do áp lực chính trị hay điều kiện sinh tồn, mà do chính trong bản chất người.

Muôn mặt của "người Trung Quốc xấu xí" lại một lần nữa được Diêm Liên Khoa dũng cảm phơi bày. Nguyên nhân của sự hủy diệt bạo tàn trong Đinh Trang mộng không phải do bệnh AIDS, mà chính do vực thẳm nhân tính.

Cũng giống như Lỗ Tấn của thế kỷ 20 từng cô độc như dũng sĩ múa kích một mình trên sa mạc khi đặt những nhược điểm của quốc dân tính Trung Hoa lên đầu bút, viết xong Đinh Trang mộng, Diêm Liên Khoa có cảm giác cô đơn và bất lực "như bị bỏ rơi giữa đại dương mênh mông không một bóng người".

Ông khóc và "không nói được rõ ràng vì sao lại đau khổ, vì ai mà rơi lệ". Tuy nhiên, đọc xong tác phẩm, ta sẽ lý giải được vì sao. Không phải là bệnh AIDS trên thân thể, mà là bệnh AIDS trong tinh thần và tính cách dân tộc Trung Hoa đã khiến ông khổ đau mà rơi lệ. Thành công của nhà văn có được khi viết về nỗi ô nhục của dân tộc mình thì xót xa biết nhường nào!

Tọa đàm Khám phá tiểu thuyết cùng Diêm Liên Khoa

Diêm Liên Khoa sinh năm 1958, được mệnh danh là đại sư của chủ nghĩa hiện thực hoang đường, nhà văn "suy tư trực tiếp nhất, nhìn thẳng nhất vào lịch sử và hiện thực Trung Quốc, con người Trung Quốc", tác giả của nhiều tiểu thuyết gây tranh luận như: Kiên ngạnh như thủy, Đinh Trang mộng, Phong nhã tụng, Tứ thư...

Đinh Trang mộng xuất bản năm 2005, là tiểu thuyết đầu tiên của Trung Quốc về chủ đề AIDS, được Tuần San Á Châu chọn là một trong mười cuốn sách Hoa ngữ toàn cầu năm 2005, giải thưởng bạn đọc Đài Loan và giải tác phẩm văn học dịch hay nhất của Nhật Bản năm 2007, được lọt vào danh sách đề cử giải thưởng văn học châu Á năm 2011.

Tọa đàm văn học mang tên Khám phá tiểu thuyết với diễn giả là nhà văn - giáo sư Diêm Liên Khoa (Đại học Nhân dân Trung Quốc) và giáo sư Vương Nghiêu (Đại học Tô Châu, Trung Quốc) sẽ diễn ra vào ngày 5-4 tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội.

TTO - Truyền thông và dân mạng Trung Quốc dậy sóng sau khi Bảo tàng Cố cung ở Đài Loan cho Nhật Bản mượn trưng bày một tác phẩm thư pháp quý hiếm có từ thời nhà Đường cách đây 1.200 năm.

TỊNH THY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar