17/03/2025 09:08 GMT+7

Điều tôi nhớ nhất ở những ngày đầu sự nghiệp

Những ngày nóng nhất này ở TP.HCM, con người ai cũng vội vã hơn, suy nghĩ cũng căng thẳng hơn. Sếp vừa trao quyền cho tôi thử sức ở mảng mà tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trước đó.

Tôi vừa háo hức, vừa có chút áp lực. Rồi chợt nhớ lại những ngày đầu tiên đi làm, khi chính mình cũng từng bỡ ngỡ, cũng từng lao vào thử thách mà chẳng biết phía trước là gì. Nghĩ lại mà vừa hồi hộp, vừa biết ơn.

Thời điểm đó, khoảng 2015-2016, khi những người trẻ thế hệ 9x bắt đầu lập nghiệp xa nhà, loay hoay tìm hướng đi giữa muôn vàn lựa chọn. 

Đó là lúc chưa có AI, chưa có ChatGPT hay DeepSeek để tra cứu mọi thứ trong tích tắc. Khi Google Translate còn dịch ngô nghê, Excel là nỗi ám ảnh và những buổi tối cắm đầu vào sách vở, tài liệu mà không có ai “tóm tắt hộ” chỉ trong 3 giây. 

Ngay cả chuyện tìm việc làm cũng đầy gian nan, khi chưa có nền tảng tuyển dụng uy tín hỗ trợ như bây giờ. Việc kiếm một cơ hội phù hợp không chỉ dựa vào CV hay mà còn nhờ may mắn, quen biết và cả sự liều lĩnh tìm việc trước khi tốt nghiệp.

Mặt mũi nào chưa đánh đã thua, phải không? Điều tôi nhớ nhất ở những ngày đầu sự nghiệp - Ảnh 1.

Việc kiếm một cơ hội phù hợp không chỉ dựa vào CV hay mà còn nhờ may mắn, quen biết và cả sự liều lĩnh tìm việc trước khi tốt nghiệp.

Một ngày đẹp trời, tôi đọc được thông báo: “Ở đây đang tuyển”. Không biết cơn khát việc nào như luồng điện chạy làm run cả người, tôi nhấc máy lên gọi điện xin gặp để ứng tuyển. Đặt được lịch hẹn, lật đật ăn mặc đàng hoàng báo với bố: “Bố con đi phỏng vấn nha”. Còn nhớ như in mắt bố ngạc nhiên bảo: “Giờ này hả con? Đi làm hả?”

Tôi tới một tòa nhà cao to tầm 7- 8 tầng, khang trang, sạch và thơm. Bấm thang máy lên lầu để gặp người cần liên hệ. Khi trò chuyện với nhà tuyển dụng, tôi thừa nhận mình chưa tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm gì cả. Nghĩ bụng: "Chắc rớt rồi!". Vậy mà tôi lại được nhận! Vui không kịp nghĩ, chỉ muốn gọi về nhà để khoe. 

Nhưng rồi… cánh cửa thang máy mở ra ở tầng hầm. Đúng. Ở tầng hầm.

Căn phòng ẩm mốc, còn mùi sơn mới chưa khô, xung quanh là tủ chất toàn những tập hồ sơ to, giấy tờ chỗ nào cũng có. Bàn làm việc của tôi còn lỉnh kỉnh nào giấy tờ, máy tính chưa lắp, không có điện thoại bàn và còn có cứt chuột. Nhưng lúc ấy, tôi không nghĩ nhiều. Tôi chỉ thấy vui vì đã có công việc, có thu nhập, ba mẹ không còn phải lo lắng cho tôi nhiều nữa.

Công việc không cần nói tới cũng quá đỗi mới mẻ. File excel thần thánh tới hơn chục sheet. Luật này luật nọ không sao nhớ hết. Ngồi đọc luật cả tuần đến nỗi có thể ngủ gật bất cứ lúc nào. Đến khi làm 1 file excel đơn giản mà không dưới 20 lần làm sai số. Chắc sếp lúc đó phải cảm thấy sai lầm khi tuyển tôi.

Điều tôi nhớ nhất ở những ngày đầu sự nghiệp - Ảnh 2.

Nản không thể tả. Có lúc về nhà, tôi thức tới sáng để coi sai chỗ nào, luật áp dụng chỗ nào cho đúng, sáng mai lên nói chuyện với sếp làm sao. Làm sao để né sếp nữa!

Mỗi ngày, tôi đều tự nhủ: nếu chỉ sống một mình, buông bỏ hết mọi thứ, thì đời này hẳn đơn giản biết bao. Nhưng không, sống là phải có trách nhiệm-trách nhiệm với gia đình, với bản thân, với cả tương lai. Đời người chỉ có một, sống sao cho đáng. Ít nhất nếu có bỏ cuộc trong bất kì cuộc chiến nào cũng phải là cố hết sức, vậy mới đã.

Mặt mũi nào chưa đánh đã thua, phải không? Điều tôi nhớ nhất ở những ngày đầu sự nghiệp - Ảnh 3.

Ít nhất nếu có bỏ cuộc trong bất kì cuộc chiến nào cũng phải là cố hết sức, vậy mới đã.

Nghe thì cao siêu, nghĩ thì đẹp đẽ, nhưng thật ra chỉ có hai từ khiến phải làm tới cùng thôi - SĨ DIỆN.

Cứ tưởng sẽ như con cá lên bờ chịu không được sẽ chết sìn. Nhưng con người hay lắm, dù khó thế nào cũng sẽ nghĩ ra cách để sinh tồn thôi. Tôi và sếp chắc không ít lần tranh luận để tìm ra cách làm việc tốt nhất. Giờ nhớ lại phải cảm ơn vì sếp đã không sa thải tôi lúc đó.

Khi mới đi làm, ai cũng sẽ trải qua giai đoạn “bão tố” - khoảng thời gian mà ta không biết nhưng không dám thừa nhận, sếp nghĩ ta biết nhưng thực ra ta không biết. Sự kỳ vọng đôi khi là áp lực vô hình. Tất nhiên là không phải ai cũng vượt qua. Bằng chứng là đầy người mới vào đã không hợp, nghỉ, nhảy việc.

Tôi - cũng nhờ hai chữ sĩ diện - mà lì đòn hơn. Nên thôi, cứ phải cố. Hỏi hết những gì mình không biết, từ sếp cho đến đồng nghiệp. Không những vậy, còn phải gọi đến các chỗ tư vấn luật miễn phí để rõ hơn nữa. 

Kỹ năng thu hút người khác chỉ dạy cho mình có lẽ là điều tôi tự rèn được trong những ngày khó khăn đầu tiên của sự nghiệp. Điều tôi tự hào nhất là mình đã nhấc mông lên và làm điều gì đó thay vì buông xuôi.

Sau khi tôi nghỉ công việc cũ, xa rời tầng hầm trong vui vẻ, nhìn lại khoảng thời gian đó cũng có chút rùng mình. Nhưng đây là nơi mà tôi học được những bài học vỡ lòng đắt giá nhất. Nên giờ hay đùa thích áp lực vì áp lực đôi lúc là động lực để chịu bắt tay vào làm một cái gì mới đó nghiêm túc, nhưng thật ra nó chỉ là tên gọi khác của sĩ diện thôi. Mặt mũi nào mà chưa đánh đã thua, phải không?

*Bài viết được CareerViet ghi nhận dựa trên chia sẻ và trải nghiệm cá nhân của tác giả Binh Captain

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'

Cầm bằng cử nhân loại giỏi nhưng nhiều sinh viên vẫn loay hoay xin việc. Họ ngại, sợ và bắt đầu mất niềm tin sau nhiều lần bị từ chối.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'

Tương lai công việc trong mắt gen Z: Tìm cơ hội phát triển thật sự

Báo cáo thường niên lần thứ 14 của Deloitte khảo sát hơn 23.000 người tại 44 quốc gia, dự kiến đến năm 2030 gen Z và gen Y chiếm gần 75% lực lượng lao động toàn cầu, kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ về kỳ vọng, giá trị và ưu tiên nghề nghiệp.

Tương lai công việc trong mắt gen Z: Tìm cơ hội phát triển thật sự

Thị trường tuyển dụng: Gen Z trả giá đắt vì... đặt tiêu chuẩn cao

Tạp chí Forbes cho rằng gen Z bước vào thị trường lao động với tiêu chuẩn cao giữa lúc kinh tế suy thoái, trí tuệ nhân tạo (AI) lên ngôi và tỉ lệ sa thải tăng mạnh nên tìm việc càng trở nên khó khăn.

Thị trường tuyển dụng: Gen Z trả giá đắt vì... đặt tiêu chuẩn cao

Thị trường tuyển dụng tăng, dù còn bất ổn

Khảo sát xu hướng tuyển dụng mới nhất của ManpowerGroup công bố cho thấy triển vọng tuyển dụng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông (APME) trong quý 3-2025 ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường tuyển dụng tăng, dù còn bất ổn

Lần đầu tiên có cuộc thi toàn quốc tìm kiếm người giúp việc tay nghề cao

Một cuộc thi chuyên môn quy mô toàn quốc dành riêng cho người giúp việc lần đầu được tổ chức mang tên "Ong tranh tài", với mục tiêu tôn vinh và nâng tầm nghề giúp việc hiện đại.

Lần đầu tiên có cuộc thi toàn quốc tìm kiếm người giúp việc tay nghề cao

Mở cơ hội cho người lao động: Trường nghề chuyển mình đón sóng đào tạo

Nhiều đơn vị đào tạo, trong đó có trường nghề, gia nhập cuộc đua để kịp đón sóng đào tạo nhân lực đủ chuẩn và chất.

Mở cơ hội cho người lao động: Trường nghề chuyển mình đón sóng đào tạo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar