24/02/2023 16:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Điều kỳ diệu của trái tim

Em trai 17 tuổi mất 2 tháng trước, sau khi chờ 2 năm không nhận được tim và phổi hiến tặng phù hợp, thì người chị gái đã tặng lại trái tim và quả thận sau khi gặp tai nạn giao thông, để cứu sống 1 người.

Sau hơn 10 ngày được ghép đồng thời tim và thận ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người nhận trái tim: một nam giới 37 tuổi quê ở tận Tây Nguyên xa xôi đã có thể gọi điện nói chuyện với người thân, miệng luôn nở nụ cười. Anh đã may mắn được nhận "quà tặng" là một trái tim, một quả thận và được cứu sống.

Và người tặng trái tim, cô gái Hà Nội 29 tuổi đã ra đi mãi mãi hôm 15-2, đúng ngày cô tặng đi trái tim mình. 

Các bác sĩ kể lại em trai cô ấy năm nay 17 tuổi, bị chứng giãn cơ tim bẩm sinh, từ khi 14 tuổi em đã đến Bệnh viện Việt Đức tìm cơ hội chữa trị. Hai năm trước không chỉ tim mà phổi cũng tổn thương, cần phải ghép đồng thời tim, phổi. Gia đình đã đăng ký nhận tạng hiến nhưng chưa thành. Hai tháng trước bạn ấy không chờ được nữa và qua đời.

Thật không may mắn cho gia đình, hôm 9-2 vừa qua người chị gái lại bị tai nạn giao thông rất nặng, hôn mê sâu, hỏng thận trái, bệnh nhân đã được cắt lách tại một bệnh viện khác trước khi được chuyển tới Việt Đức. 

Khi bệnh nhân được xác định chết não, gia đình đã đến Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia đề nghị được hiến tặng tạng của cô. Nguyện vọng của họ là ca ghép thành công để một người bệnh nào khác đang chờ (tưởng chừng vô vọng) sẽ được sống.

Vậy là hy vọng đến với người đàn ông 37 tuổi kể trên. Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Ước, giám đốc Trung tâm Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân 37 tuổi đã đăng ký nhận tạng từ giữa năm 2022, từ đó đến nay đã có ba lần phải cấp cứu vì bệnh chuyển nặng (vừa giãn cơ tim nặng, tim gần như không co bóp, vừa suy thận mãn).

"Người hiến tạng sau tai nạn chỉ có thể hiến tim và một quả thận, người nhận lại cần tim và thận, các chỉ số đều hài hòa, cùng nhóm máu. Ngày 15-2, các bác sĩ đã tiến hành ca lấy tim, thận và ghép sang cho người nhận" - ông Ước cho biết.

Đây là ca ghép đồng thời tim - thận đầu tiên ở Việt Nam (nếu tính ghép đa tạng thì là ca ghép thứ 4). Điểm khó của ca ghép này là khi tim mới ghép cần đập những nhịp vừa phải, nhưng thận mới ghép cần được bơm máu để hoạt động trở lại. 

Đây là vấn đề khác so với các ca ghép đa tạng khác, nhưng các bác sĩ đã có kế hoạch phẫu thuật kỹ lưỡng và đã giải quyết được khó khăn này.

Vài ngày nữa người nhận tạng sẽ về lại Gia Lai quê nhà, mang theo trái tim của cô gái Hà Nội. Một cuộc sống mới lại bắt đầu. 

Theo thông tin từ Bệnh viện Việt Đức, Việt Nam bắt đầu ghép tạng từ năm 1992, chậm hơn thế giới khoảng 40 năm, nhưng kỹ thuật ghép tạng đã phát triển mạnh tại Việt Nam những năm gần đây. Đến nay riêng Việt Đức đã ghép tạng 1.500 ca, trong đó có nhiều ca ghép tim, gan, phổi... Tuy nhiên nguồn tạng hiến tặng rất ít ỏi trong khi người có chỉ định ghép lên tới hàng ngàn ca.
Bé 1 tuổi được ghép ruột thành công từ người hiến tặng ngưng tim

TTO - Bé gái 1 tuổi người Tây Ban Nha đã trở thành trường hợp đầu tiên trên thế giới được cấy ghép thành công ruột của một người hiến tặng qua đời do suy tim.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Một nữ bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng thuốc giảm cân, thải độc collagen không rõ nguồn gốc.

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar