20/10/2018 06:52 GMT+7

Điều gì xảy ra với sinh vật biển khi có bão?

ĐÌNH HẢI
ĐÌNH HẢI

TTO - Khi đọc tin tức về các cơn bão lớn đang hoành hành, đã bao giờ bạn tự thắc mắc chuyện gì sẽ xảy ra cho những loài động vật sống dưới biển mỗi khi có bão?

Điều gì xảy ra với sinh vật biển khi có bão? - Ảnh 1.

Cá loài cá ở ngoài khơi xa dễ dàng lặn xuống sâu bên dưới để tránh bão - Ảnh: Business Insider

Ở khu vực biển sâu ngoài khơi xa, các loài động sống gần mặt nước có thể cảm nhận được hiện tượng nước xoáy khi bão di chuyển. Chúng sẽ tìm cách tránh khu vực nước mạnh và bơi đến nơi có dòng nước êm đềm hơn.

Nhưng ở khu vực gần bờ biển thì lại khác. Sự thay đổi về nhiệt độ nước và nồng độ muối dễ gây ra tác động nguy hiểm cho .

Bão xoáy to, hoặc vòi rồng sẽ tạo ra những đợt sóng lớn, khiến lượng nước ấm gần mặt nước hòa lẫn với lượng nước lạnh, mặn hơn bên dưới. Điều này tạo ra các dòng chảy dữ dội có chiều cao lên đến khoảng 91m bên dưới mặt nước, dễ dàng "nuốt chửng" bất cứ sinh vật nào trên đường di chuyển.

Khi chẳng may bị hút vào dòng xoáy này, các loài động vật có khả năng bị thổi bay và rơi xuống khu vực bên trong đất liền hoặc vùng biển sâu ngoài khơi. Do mang tập tính sống gần bờ biển, chúng dễ mất mạng khi bị đưa khỏi môi trường sống quen thuộc (giả sử chúng sống sót sau khi rơi).

Điều gì xảy ra với sinh vật biển khi có bão? - Ảnh 2.

Cá mập bị bão thổi bay lên đất liền tại Queensland, Úc -Ảnh: Chicago Tribune

Bão lớn còn mang theo mưa giông nên có khả năng gây lụt cho khu vực gần bờ. Thêm vào đó, vì nước ngọt không đậm đặc như nước biển nên sẽ nổi ở bên trên, tương tự như khi bạn đổ dầu vào nước. Từ đó sẽ ngăn oxy tiếp cận lượng nước mặn bên dưới và làm thay đổi nồng độ muối.

Kết quả? Nhiều sinh vật biển dễ bị ảnh hưởng, tổn thương chức năng bên trong cơ thể và thiệt mạng, như cá voi, cá heo…

Tiếp đó, bụi cát sẽ khiến nước đục hơn, ngăn cản ánh sáng mặt trời chạm đến những rặn san hô và hệ sinh thái cỏ biển dưới nước, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp của chúng.

Bão cũng cuốn theo bụi, cát dày đặc đến các vùng biển cạn. Bụi cát sẽ lọt vào mang cá, cản trở khả năng lọc nước lấy oxy từ mang, dẫn đến cái chết.

Giới khoa học tin rằng có khả năng hiện tượng này đã giết chết khoảng 9,4 triệu cá nước mặn tại Mỹ vào năm 1992 khi cơn bão Andrew đi qua.

Thực tế, các nhà khoa học phát hiện số lượng san hô tại vùng biển Caribe giảm đi 17% mỗi khi một cơn bão lớn ‘tấn công’ khu vực này.

Tuy nhiên, chưa hẳn tất cả cơn bão đều gây nguy hiểm cho sinh vật biển. Sau khi bão Katrina phá hủy 90% tàu thuyền đánh cá tại vùng Mississippi Sound, Mỹ, giới khoa học ghi nhận sự gia tăng lớn ở số lượng cá heo ở đó. Không còn tàu đánh cá cạnh tranh, các loại con mồi của cá heo dồi dào hơn rất nhiều.

Điều gì xảy ra với sinh vật biển khi có bão? - Ảnh 3.

Sự thay đổi nồng độ muối trong nước khiến sinh vật biển gặp nguy hiểm - Ảnh: Business Insider

Điều gì xảy ra với sinh vật biển khi có bão? - Ảnh 4.

Cá biển chết dạt vào bờ sau bão Andrew - Ảnh: Joel Sartore

Điều gì xảy ra với sinh vật biển khi có bão? - Ảnh 5.

Sức khỏe của các rặn san hô và cỏ biển bị tác động mạnh khi thiếu ánh sáng mặt trời - Ảnh: DIVE Magazine

ĐÌNH HẢI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar