Điện Trường Bà & huyền thoại Bạch Hổ sơn quân

là công trình văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc Kor, Kinh, Hoa, Chăm ở huyện miền núi Trà Bồng, Quảng Ngãi. Bao phủ ngôi điện là những huyền thoại, đặc biệt là mộ và lăng .

Ngôi điện hiện tọa lạc ở khu dân cư số 2, thị trấn Trà Xuân, nằm bên đường liên huyện Trà Bồng - Tây Trà, mặt hướng về phía Nam, phía sau lưng điện là dòng sông Trà Bồng bốn mùa soi bóng.

Điện Trường Bà & huyền thoại Bạch Hổ sơn quân - Ảnh 1.
Điện Trường Bà & huyền thoại Bạch Hổ sơn quân - Ảnh 2.

Cây đa lá lệch rễ trùm cổng điện.

Vào điện Trường Bà là bước chân vào không gian cổ kính. Một cây đa lá lệch cổ thụ vươn thân dài, tán sum suê che kín lớp gạch và tường vôi của cổng điện. Hội di sản Việt Nam công nhận đây là cây di sản với trên 300 năm tuổi.

Bên trong cổng điện có am thờ bạch hổ, thờ ông voi, thờ thần nông. Ngôi điện được kết cấu theo khung gỗ nhà rường gồm ba gian với 16 cột gỗ lim, mỗi cột to bằng một vòng tay ôm.

Theo tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi - phó giám đốc Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi - nơi đây có sự giao thoa tín ngưỡng giữa cộng đồng các dân tộc Kor, Kinh, Hoa, Chăm. Bởi gian chính điện thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na theo tín ngưỡng của người Chăm và đồng bào dân tộc Kor goi là Bà chúa Thượng Ngàn mà bà con thành kính gọi là "Mó hay" (tức Bà của chúng tôi), còn người Kinh thì gọi là bà chúa Ngọc.

Gian bên hữu thờ đức Quan Thánh, gian bên tả là bàn thờ Trấn Quốc công Bùi Tá Hán, Quan chiếu vương Mai Đình Dõng - những người có công lớn trong việc mở cõi ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Những cư dân của miền đất quế Trà Bồng cho hay nhiều thế kỷ trước, khi đường bộ chưa phát triển, thương thuyền từ Hội An (Quảng Nam), từ Thu Xà (Quảng Ngãi) đã ngược dòng Trà Bồng đến vùng đất này mang theo mắm muối, vải vóc để trao đổi với người Kor, người Chăm bản địa. Và khi trở về thuyền chở đầy lâm sản quế, mật ong.

Cũng chính sự trù phú của vùng đất đã hấp dẫn người Kinh và người Hoa đến đây lập nghiệp. Dòng họ Trác, họ Lâm (người Minh Hương) đến đây sinh sống khá lâu đời. Và khi chọn Trà Bồng là quê hương, các dân tộc cùng nhau xây điện Trường Bà đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng.

Ông Nguyễn Kim Thật - phó Ban quản lý điện Trường Bà, người bỏ nhiều công sức trong việc trùng tu điện - kể thời chống Mỹ, vùng đất Trà Bồng là chiến trường, từng vang danh với cuộc khởi nghĩa mùa thu năm 1959.

Bom đạn rải xuống xóm làng tan hoang, nhưng ở vùng Hòn đá Bà tại xã Trà Thủy là nơi bà giáng, xung quanh bom đạn cày xới thành hố sâu, riêng khu vực hòn đá cây vẫn xanh tốt. Còn điện Trường Bà vẫn không hề hư hỏng.

Những đêm rằm hoặc mùng một hằng tháng từ phía núi có tia lửa màu xanh từ phía núi bay về. Người dân nơi đây cho rằng đó là lúc bà về ngự nên khu vực điện như sáng lên.

Nhiều người còn cho hay, năm 1969, có toán quân địch đi càn, thấy trên cây đa lá lệch trước cổng điện có bầy chim sáo bèn giương súng bắn. Rồi một tên lính trèo lên để bắt tổ chim, nhưng bị "treo" trên cây không xuống được.

Toán lính phải tìm đến ông cả, chủ bái điện Trường Bà tên Huỳnh Thì nhờ ông bày lễ cầu xin bà tha cho.

Điện Trường Bà & huyền thoại Bạch Hổ sơn quân - Ảnh 3.

Phía bên trong Điện Trường Bà

Điện Trường Bà & huyền thoại Bạch Hổ sơn quân - Ảnh 4.
Điện Trường Bà & huyền thoại Bạch Hổ sơn quân - Ảnh 5.

Lễ hội điện Trường Bà từ lâu đã là lễ hội lớn nhất của miền đất quế Trà Bồng, Tây Trà thu hút hàng ngàn người về dự.

Những ngày này ở điện đèn đuốc sáng trưng. Người Kor trong trang phục cổ truyền từ các xã ở huyện miền núi Trà Bồng, Tây Trà trở về mang lễ vật là những vỏ quế lớn, những buồng cau, lá trầu và những chai mật ong rừng vàng ươm.

Người Hoa ở địa phương hay từ Thu Xà, từ Hội An cũng vào lễ mang theo những nén hương trầm, đèn sáp lớn, người Kinh mang gà vịt heo bò đến làm cỗ lễ bà.

Cô Nguyễn Thị Hoàng, người gốc Trà Bồng nay làm ăn sinh sống ở An Giang, cho hay: "Năm nào đến hội vợ chồng tôi cũng thu xếp trở về để dâng hương cho Bà. Nhờ có sự phù hộ độ trì của Bà nên công việc làm ăn của vợ chồng tôi nhiều năm rồi khá trôi chảy".

Cô Lê Thị Nga, cũng người Trà Bồng đang làm ăn sinh sống ở Kon Tum, thì nói "từ nhỏ đã theo mẹ đi lễ hội điện Trường Bà, giờ năm nào đến ngày lễ cũng về dự". Lễ hội đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân miền đất quế.

Lễ hội điện Trường Bà kéo dài 3 ngày (từ ngày 15 đến 17-4 âm lịch hằng năm) với phần lễ gồm lễ mộc dục, lễ ngoại đàn, lễ chính điện, lễ dâng hương lên bà Thánh Mẫu và tưởng niệm các bậc tiền hiền. Còn phần hội gồm múa cồng chiêng của người Kor, múa lân, hát bội, hát bài chòi.

Trong đêm đầu tiên là lễ thả hoa đăng trên dòng sông Trà Bồng để tưởng nhớ những vong linh, những cô hồn và mời họ cùng về dự lễ. Rồi đến lễ mộc dục vào lúc nửa đêm, những người mẹ, người chị tắm và thay áo cho bà.

Lễ hội cuốn hút hơn với phần trình diễn múa cồng chiêng, múa lân và thi đấu nhảy bao bố, kéo co, bóng chuyền.

Những chàng trai Kor thường ngày lên rẫy ra nương giờ về dự lễ hội say sưa với điệu gõ túc chiêng, những cô gái Kor uyển chuyển trong điệu múa cà đáo. Những em bé hứng khởi với múa lân. Những người già say sưa với những tuồng tích hát bội.

Phó phòng Văn hóa thông tin - thể thao huyện Trà Bồng Nguyễn Thành Hiệp nói lễ hội điện Trường Bà là lễ hội của nguồn nước. Đây cũng là dịp để các dân tộc trên đất quế Trà Bồng giao lưu văn hóa với nhau.


Điện Trường Bà & huyền thoại Bạch Hổ sơn quân - Ảnh 7.
Điện Trường Bà & huyền thoại Bạch Hổ sơn quân - Ảnh 8.

Cũng như dinh Đá Tượng tọa lạc ở xã Ba Liên, huyện miền núi Ba - nơi giao thoa tín ngưỡng giữa người Kinh, Chăm, H’rê, ở khu vực sân trung (sân giữa) có thờ voi và hổ, ở khu vực điện Trường Bà, huyện Trà Bồng cũng vậy. Nhưng điều khác biêt là ở đây "" có mộ và tượng khá đàng hoàng.

Ông Nguyễn Ngọc Lý - phó Ban tế tự điện Trường Bà - đưa chúng tôi theo con đường bê tông mới mở đến đồi Xôi, thôn Trà Khương (nay là tổ dân phố số 1, khu dân cư số 10 thị trấn Trà Xuân) cách điện chừng 500m.

Trên mỏm đồi có tượng Bạch Hổ và phía Nam của tượng có ngôi mộ của bạch hổ (tức con hổ lông màu trắng) đã xây dựng khá lâu. Trước lệ xuân năm nay, Ban tế tự điện quét vôi tu sửa trở lại.

Cách khu mộ bạch hổ chừng 50m về phía đông là hang đồi Xôi cỏ cây rậm rì tương truyền xưa là nơi bạch hổ về trú ngụ. Nơi bạch hổ nằm lâu ngày đá tạc thành dấu vết.

Ông Khương kể: "Cũng như ông tượng (ông voi), những đàn ong và "ông" bạch hổ là quân của bà. Cứ đến lệ xuân lệ thu, lúc từ hang ông ra hoặc từ trên núi "ông" xuống nằm thủ phục trước sân điện Trường Bà để dự lễ cùng với người dân trong vùng. Đến khi kết thúc phần lễ ông lại lững thững đi về phía núi.

Cũng nhờ có "ông" bạch hổ, ông tượng và đàn ông đều là quân của bà nên ở vùng này xưa cây cối rậm rì, beo, gấu về quấy quá là ông cùng ông tượng và đàn ong xua đuổi chúng đi.

Khi ông mất, dân làng tổ chức táng ông như nghi thức của con người, lập mộ phần và tạc tượng.

Thi thoảng những đêm trăng sáng, dân làng ở khu vực đồi Xôi nghe tiếng hổ gầm. Những người già nói "ông bạch hổ" lại về để bảo vệ xóm làng bình yên.

Điện Trường Bà & huyền thoại Bạch Hổ sơn quân - Ảnh 10.
Điện Trường Bà & huyền thoại Bạch Hổ sơn quân - Ảnh 11.

VÕ QUÝ CẦU
THÙY TRANG
BẢO SUZU


Bình luận hay

Chia sẻ
Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng