25/10/2023 09:39 GMT+7

Diễn đàn 'Xét công nhận giáo sư, phó giáo sư nên ra sao?': Cần cả ba 'nhà' vào cuộc

Nhà nước, nhà trường và nhà khoa học đều cần phải thay đổi để góp phần chuẩn hóa, lành mạnh hóa quy trình phong học hàm giáo sư, phó giáo sư ở nước ta.

Kết quả khảo sát trên Tuổi Trẻ Online về giải pháp chấn chỉnh việc công nhận học hàm giáo sư, phó giáo sư tính tới chiều 24-10 - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Kết quả khảo sát trên Tuổi Trẻ Online về giải pháp chấn chỉnh việc công nhận học hàm giáo sư, phó giáo sư tính tới chiều 24-10 - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Bằng quan sát và trải nghiệm của chính mình, tôi nhận thấy công tác xét, phong học hàm giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) ở nước ta hiện nay có nhiều điểm cần được thay đổi, điều chỉnh, nếu thực lòng muốn đây là những học hàm "thật, trao đúng người, gửi đúng nơi".

Thiên về lượng, nhẹ về chất

Ở khía cạnh Nhà nước, việc đánh giá và xét phong học hàm GS, PGS hiện vẫn tồn tại những điểm không hợp lý. Một trong những điểm quan trọng nhất là thiên về lượng, nhẹ về chất. Hiện nay, học hàm GS, PGS được xét dựa trên quá nhiều những tiêu chí lượng, mà ít các yếu tố về chất.

Cụ thể như: đủ số lượng công bố khoa học là đạt, bất kể những công bố ấy có đủ chất lượng hay không; đủ số giờ giảng dạy là đạt, bất kể hiệu quả của những buổi giảng dạy ấy có thực chất hay không, hay chỉ giảng cho xong bài vở, cho đủ giờ (thậm chí có những trường hợp dùng "thủ thuật" để hợp thức hóa hợp đồng giảng dạy sao cho đủ thời gian, mà không thực tế đứng lớp); đủ số học viên bảo vệ thành công luận văn/luận án là đạt, bất kể sau đó chất lượng nghiên cứu, hoạt động chuyên môn của những học viên này có còn được đảm bảo hay không...

Quá trình xét duyệt và bỏ phiếu cũng rất cần được thay đổi. Về ngắn hạn, Hội đồng chức danh GS nhà nước cần thông tin chi tiết cho ứng viên về lý do không được xét phong học hàm. Thông tin này được gửi riêng cho từng ứng viên để đảm bảo tính riêng tư.

Như vậy, việc đánh giá, xét duyệt mới thực sự thuyết phục, và không có chỗ để những "phương pháp" bất minh bạch len lỏi vào. Và hơn hết, ứng viên biết được những thiếu sót của mình để cải thiện hơn, chất lượng nghiên cứu tốt hơn. Đó mới là cái đích tốt đẹp cần hướng đến.

Về dài hạn, việc phong GS, PGS nên được trao cho các trường đại học, viện nghiên cứu tự chủ thực hiện. Nhà nước chỉ đóng vai trò đưa ra "bộ khung" cơ bản, với những nguyên tắc cốt yếu, chủ chốt nhất. Khi đó, mỗi trường đại học hay viện nghiên cứu, với khát khao nâng cao chất lượng đội ngũ và đào tạo, sẽ có những giải pháp, tiêu chí và phương thức phù hợp để thực hiện.

Công khai, minh bạch

Không chỉ Nhà nước, các trường đại học, đơn vị nghiên cứu cần xây dựng một bộ yêu cầu riêng cho các GS, PGS công tác tại đơn vị về việc duy trì học hàm sau khi đã đạt được, ở cấp độ đơn vị đào tạo. 

Cụ thể, các đơn vị cần cập nhật và công khai danh mục các tạp chí trong và ngoài nước đủ chất lượng và phù hợp cho công bố khoa học, bám sát tình hình trên thế giới và có những thay đổi kịp thời.

Bên cạnh đó, hiệu quả công tác nghiên cứu của các GS, PGS phải được đánh giá thường xuyên và lâu dài thông qua cả những chỉ số đặc thù (mức trích dẫn, tương tác sau xuất bản của công bố) và tình hình kế thừa, triển khai ứng dụng của công bố, chứ không chỉ dừng lại ở việc "bài báo A đăng trên tạp chí B đạt yêu cầu" rồi thôi. Hội đồng chuyên môn của từng khoa ngành sẽ đánh giá hiệu quả nghiên cứu của đội ngũ và hội đồng trường đánh giá độc lập lại các kết quả này.

Cuối cùng, mỗi nhà khoa học công tác tại trường đại học hoặc đơn vị nghiên cứu cần được cấp một tài khoản cá nhân, và được yêu cầu lưu trữ lại toàn bộ quá trình làm việc với tạp chí khoa học đã lựa chọn để công bố. Những trao đổi này sẽ có thể được yêu cầu xuất trình cho hội đồng khoa/ngành, hoặc hội đồng trường khi tham gia các buổi xét hiệu quả nghiên cứu, hoặc khi có vấn đề xảy ra xung quanh công bố khoa học đó.

Đây vừa là một cách thức minh bạch hóa hoạt động nghiên cứu của từng nhà khoa học, vừa tạo sự khách quan, rõ ràng khi hội đồng xét duyệt và giải quyết những vấn đề liên quan đến công bố khoa học.

Có như vậy, nền khoa học - kỹ thuật của Việt Nam mới thực chất, bền vững, từ đó lớn mạnh lên được. Bằng không, những "nhà phi khoa học" và "phản khoa học" vẫn sẽ còn cơ hội len lỏi vào, làm rầu lòng những nhà khoa học chân chính, và kìm hãm sự phát triển khoa học - kỹ thuật của nước nhà.

Phong một lần, dùng trọn đời

Quy định hiện hành vắng bóng (hoặc chưa đậm nét) các yêu cầu duy trì giá trị học hàm đối với những ứng viên đã đạt, dẫn đến tư duy coi học hàm GS, PGS là một cái đích, trong khi đáng lẽ đó chỉ nên là "tấm vé thông hành" để làm nghề chuyên tâm và chất lượng hơn.

Theo hiểu biết của tôi, đến hiện tại, gần như chưa có trường hợp nào bị hủy bỏ học hàm sau khi đã được xét, phong, cho dù quá trình nghiên cứu sau đó là một dấu hỏi về chất lượng, tính thường xuyên. Sự thiếu sót này đã dung dưỡng cho những tư duy làm khoa học méo mó, lệch lạc và tâm lý sính danh hiệu tiếp tục lớn mạnh, mà bỏ quên thực chất.

Xét công nhận giáo sư, phó giáo sư: Cần xây dựng văn hóa liêm chính

Tuổi Trẻ giới thiệu ý kiến của TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thi vào lớp 10 Trường Phổ thông Năng Khiếu: Thí sinh nói đề văn, tiếng Anh sát đề minh họa

Sáng 24-5, gần 4.000 học sinh bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của Trường phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM).

Thi vào lớp 10 Trường Phổ thông Năng Khiếu: Thí sinh nói đề văn, tiếng Anh sát đề minh họa

Học sinh giỏi, xuất sắc lớp 12 của một trường ở Quảng Nam được tặng vali du lịch

Một trường THPT ở Hội An (Quảng Nam) đã chuẩn bị những món quà khen thưởng độc đáo dành tặng học sinh lớp 12 học tập tốt trong ngày chia tay trường.

Học sinh giỏi, xuất sắc lớp 12 của một trường ở Quảng Nam được tặng vali du lịch

Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cung cấp sách giáo khoa điện tử miễn phí

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định cung cấp miễn phí sách giáo khoa điện tử từ lớp 1-12 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cung cấp sách giáo khoa điện tử miễn phí

Giáo sư Nhật Bản trích 1 tỉ đồng tiền thưởng tặng sinh viên Việt Nam

Trước đó, GS.TS Furuta Motoo - hiệu trưởng Trường đại học Việt Nhật - cũng từng dành phần lớn các giải thưởng, nhuận bút viết sách để trao tặng học bổng cho sinh viên Việt Nam.

Giáo sư Nhật Bản trích 1 tỉ đồng tiền thưởng tặng sinh viên Việt Nam

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào

Truyền thông Trung Quốc phản ứng mạnh sau lệnh cấm tuyển sinh quốc tế với Harvard, khi sinh viên Trung Quốc là nhóm du học sinh đông nhất tại trường này.

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào

Công bố đề khảo sát lớp 6 của ba trường 'hot' ở TP Thủ Đức

Trưa 24-5, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủ Đức đã công bố đề khảo sát lớp 6 của ba trường THCS Trần Quốc Toản 1, Hoa Lư, Bình Thọ.

Công bố đề khảo sát lớp 6 của ba trường 'hot' ở TP Thủ Đức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar