14/06/2016 12:12 GMT+7

Diễm Thương: Nét son mới của cô đào nhỏ Hoàng Vân Anh

TRÀ MY thực hiện - Ảnh: TT.D.
TRÀ MY thực hiện - Ảnh: TT.D.

TTO - Hóa thân xuất sắc vào vai Diễm Thương trong vở Rau răm ở lại, cô diễn viên trẻ của sân khấu Hoàng Thái Thanh vừa ghi thêm một dấu ấn mới cho sự nghiệp diễn xuất của mình.

Hoàng Vân Anh (bìa phải) và NSƯT Thành Hội  trong một phân đoạn của Rau răm ở lại - Ảnh: T.T.D

Rau răm ở lại là kịch bản cảm tác từ truyện ngắn Ơi Cải về đâu! của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, Hoàng Thái Thanh biên tập, đạo diễn Thái Kim Tùng dàn dựng.

Gắn bó với sân khấu Hoàng Thái Thanh từ những ngày đầu tiên, Hoàng Vân Anh ghi dấu ấn của mình qua từng vai diễn, dù là nhỏ nhất trên sân khấu. Có khi người ta thấy cô là người đàn bà đầy cam chịu, có khi lại là cô gái quê thấm đẫm yêu thương, giữ trọn lời thề; có lúc lại thấy một Hoàng Vân Anh gai góc, ngây thơ đến tội nghiệp…

Đến Diễm Thương, khán giả lại thấy một màu sắc mới của nữ diễn viên sinh năm 1988 này. Diễm Thương của Hoàng Vân Anh xuất hiện với mái tóc cắt ngang tỉa dọc, dáng vẻ ngông nghênh, nói chuyện kiểu “chặt to kho mặn”, hài hước kiểu bình dân như ngoài chợ trời. 

Bị chối bỏ từ nhỏ, lớn lên bằng tình thương của những người có lòng trắc ẩn nơi bến phà, Diễm Thương khát khao tình yêu thương của gia đình. Cô chọn cách sống thô ráp, có phần dữ dằn để tự bảo vệ mình.

Vân Anh đã thể hiện cái ngông nghênh của Diễm Thương một cách rất... đáng yêu. Trong phân đoạn Diễm Thương tự nhận mình là Cải, Hoàng Vân Anh diễn cảnh lật mặt khá ngọt, vừa làm người ta ghét, vừa có chút gì nhoi nhói trong tim.

Sau những suất diễn đầu tiên, TTO có cuộc trò chuyện cùng diễn viên Hoàng Vân Anh để nghe cô chia sẻ thêm về vai diễn lần này của mình:

* Điểm nào của nhân vật Diễm Thương mà Vân Anh thương nhất?

Hoàng Vân Anh: Đó là sự khao khát tình yêu thương gia đình sâu trong con người Diễm Thương, với vẻ ngoài thô mộc, không quen thể hiện tình cảm.

* Diễm Thương có mang chút hình ảnh nào của Vân Anh ngoài đời không?

Khó nói quá. Chắc cũng giống chút xíu ở chỗ dí dỏm và ít khi thể hiện tình cảm.

* Vân Anh đã từng đọc nguyên tác truyện của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư chưa và cảm nhận của Vân Anh như thế nào về Diễm Thương trong truyện và cô Diễm Thương của mình?

Diễm Thương trong truyện Ơi Cải về đâu! và trong Rau răm ở lại có cái giống và cũng có cái khác nhau. Giống nhau ở là Diễm Thương là người có cách sống khá ngông, mạnh mẽ, nghĩa tình với số phận mồ côi từ nhỏ, phải một mình chống chọi với bao nhiêu điều cay nghiệt trong cuộc sống. Có khác nhau chăng là Diễm Thương của kịch dí dỏm hơn, thích pha trò hơn.

* Có phân đoạn nào trong truyện mà Vân Anh thích được thử nghiệm, trải nghiệm nhưng chưa có cơ hội làm trên sân khấu không?

Trong truyện có một đoạn mà Vân Anh cũng khá ấn tượng là đoạn quán cà phê ôm bị báo đài quay hình lại và lúc đó Diễm Thương nhìn chằm chằm vào máy quay như muốn hỏi rằng: “Ba má có nhận ra tui không, gia đình tui bây giờ đang ở đâu?,..." nhưng ở kịch không có đoạn đó vì quán cà phê ở kịch chỉ là quán cà phê tâm sự thôi, không phải quán cà phê ôm.

Khi đọc đoạn đó, Vân Anh hứng thú với sự thể hiện tính cá tính của Diễm Thương, về sự khát khao mãnh liệt về một mái ấm gia đình.

* Vân Anh có gặp khó gì khi tìm ra chìa khoá để thể hiện vai cô Thương vừa ngông vừa rất đáng thương này?

Đầu tiên là phải cảm ơn Thầy Thành Hội, Cô Ái Như và đạo diễn Thái Kim Tùng đã cho Vân Anh cơ hội để thể hiện dạng vai mới khác hẳn với những dạng vai từng thể hiện trước đó.

Khi nhận vai, Vân Anh cũng hình dung ít nhiều nhân vật Diễm Thương từ truyện nên khi lên sàn thì đã tìm được cách làm đậm tính cách Diễm Thương hơn.

Cái khó ở đây là Vân Anh phải luôn tự dặn mình cứng cáp hơn trong cách thể hiện, từ thái độ đến giọng nói cũng phải thay đổi cho phù hợp với nhân vật cô gái quê bán quán cà phê tâm sự.

* Phân đoạn Diễm Thương lừa chú Năm rằng mình là con Cải có phải là cảnh làm khó Vân Anh nhất trong vở kịch này?

Khi tập đoạn này, Thầy Cô và Đạo diễn luôn dặn Vân Anh là phải thận trọng trong cách thể hiện vì phải làm sao để thấy được Thương muốn trả đũa ông Năm, phải thấy được tuy Thương chỉ giả làm Cải nhưng có đôi lúc như nhập mình là Cải và nói lên nỗi lòng của cô ấy. Đó là nỗi xót xa cho số phận mồ côi của chính mình. Cô cũng ước sao được ba đi tìm như ông Năm đi tìm Cải. 

* Đến giờ có còn ai nói nét diễn của Vân Anh giống nghệ sĩ Ái Như không? 

Diễn giống hay ko giống cô không còn quan trọng nữa, quan trọng là có thể hiện được nhân vật hay không mà thôi. 

Một số hình ảnh trong vở diễn Rau răm ở lại:

Trailer vở diễn Rau răm ở lại

TRÀ MY thực hiện - Ảnh: TT.D.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar