12/04/2025 18:36 GMT+7

'Điểm số là đòn bẩy cho thành công hay gánh nặng tâm lý?'

'Và khi con đạt điểm số cao nhưng ba mẹ vẫn chưa hài lòng, con nên làm gì?'.

điểm số - Ảnh 1.

Nhóm học sinh tiểu học tranh biện chủ đề Điểm số trong học đường: Đòn bẩy cho thành công hay gánh nặng tâm lý? - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Điểm số là một trong nhiều chủ đề tranh biện thú vị nhưng cũng đầy thách thức dành cho học sinh tại vòng chung kết cuộc thi iSMART English Champion 2025 diễn ra chiều 12-4 tại TP.HCM và Hà Nội. 

Đây cũng là một trong những cuộc thi tranh biện tiếng Anh lớn nhất hiện nay cho học sinh, phạm vi tổ chức toàn quốc.

Mỗi điểm số con đều nói đã làm hết sức 

Nhận được chủ đề Scoring at school: A tool for success or a source of stress? (Điểm số trong học đường: Đòn bẩy cho thành công hay gánh nặng tâm lý?), nhóm thí sinh tiểu học của TP.HCM đối mặt một trong những chủ đề được đánh giá khó nhất của vòng chung kết, cả về ngôn ngữ lẫn tư duy.

Lê Duy Khánh, học sinh Trường tiểu học Trần Thị Bưởi (TP.HCM), nêu góc nhìn việc chấm điểm là cần thiết để biết mình đã học được những gì. Nhưng em cho rằng không phải lúc nào cũng cần kiểm tra.

Chẳng hạn, thầy cô có thể dùng trò chơi, thuyết trình hay những hoạt động khác vui hơn để đánh giá các bạn. Như vậy, học sinh không thấy lo sợ khi nghe đến chữ "bài kiểm tra".

Còn Đoàn Minh Vũ, học sinh Trường tiểu học Trường Thạnh (TP.HCM), khiến nhiều người bất ngờ khi trích dẫn số liệu từ một khảo sát tại Mỹ: có khoảng 4% học sinh bị stress nhẹ, và hơn 38% bị stress nặng. Nhưng chỉ khoảng 30% học sinh thật sự hiểu rõ về stress và cách xử lý.

Từ đó, Vũ nghĩ thầy cô và ba mẹ cần giúp học sinh hiểu rõ hơn về căng thẳng để không bị áp lực vì điểm số. Điểm số nên là thứ giúp các con tốt hơn chứ không phải khiến các con sợ.

Nguyễn Minh Duy, học sinh Trường tiểu học Âu Cơ (TP.HCM), lại đưa ra một góc nhìn gần gũi từ lớp học của mình: "Thầy cô của con không những nhìn vào điểm. Thầy còn hỏi vì sao con thấy bài này khó, hay quan sát cách chúng con làm việc nhóm, chơi trò chơi như Kahoot hay Duolingo. Như vậy thì con thấy học vui hơn và con cố gắng hơn".

điểm số - Ảnh 2.

Nhóm học sinh THCS tranh biện về chủ đề văn hóa Việt Nam - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Riêng Trương Hồng Thy, học sinh Trường tiểu học Lê Quý Đôn (Đồng Tháp), thì thuyết phục ban giám khảo rằng mình được giáo viên động viên chuyện đúng sai trong các bài kiểm tra, thi cử là bình thường. Quan trọng là mình học được gì từ cái sai đó.

"Cô cũng nói rằng người thành công không phải là người không mắc lỗi mà là người không mắc lại lỗi cũ. Cô nhắn nhủ điểm số chỉ là một phần. Quan trọng là con tiếp tục cố gắng và thích học", Thy nói.

Phần phản biện sau bài thuyết trình càng khiến không khí "nóng" hơn khi giám khảo đặt câu hỏi: "Nếu các em thấy điểm của mình ổn nhưng ba mẹ lại chưa hài lòng, các em sẽ làm gì?".

Duy Khánh trả lời một cách chân thành: "Con sẽ nói với mẹ là con đã cố gắng hết sức. Con nghĩ cố gắng hết sức là điều quan trọng hơn cả".

Hơn 82.000 thí sinh tham dự

Ngoài chủ đề về điểm số khá "nóng hổi", vòng chung kết còn mang đến nhiều cuộc tranh luận thú vị và đầy thử thách khác như: ăn uống lành mạnh, văn hóa Việt Nam trong giới trẻ, hay các giải pháp chống ngập tại Việt Nam…

Mỗi chủ đề không chỉ là bài thi tiếng Anh mà còn là cơ hội để học sinh nói lên quan điểm cá nhân trước các vấn đề xã hội.

Cuộc thi iSMART English Champion 2025 do iSMART Education tổ chức, đã thu hút hơn 82.000 học sinh từ lớp 3 đến lớp 8 trên toàn quốc.

Vòng chung kết được tổ chức đồng thời tại Trường Quốc tế Canada (TP.HCM) và Trường Newton (Hà Nội) với sự tham dự của 24 thí sinh xuất sắc nhất cả nước.

'Điểm số là đòn bẩy cho thành công hay gánh nặng tâm lý?' - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Bảo Quốc, phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, phát biểu tại lễ vinh danh - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ông Nguyễn Bảo Quốc, phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, nhận định cuộc thi không dừng lại ở việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ nghe - nói - đọc - viết cho học sinh, mà còn giúp các em phát triển tư duy phản biện, khả năng làm việc nhóm và biết cách đưa ra cũng như bảo vệ quan điểm cá nhân.

Theo ông, để chuẩn bị cho những phần thi này, học sinh cũng cần tìm hiểu sâu các vấn đề văn hóa, xã hội - vốn rất cần thiết trong hành trình trở thành công dân toàn cầu. Đây cũng là một trong những hoạt động cụ thể nhằm dần hiện thực hóa mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường được TP.HCM đặt ra.

Làm sao để học thêm vì yêu thích chứ không phải vì gánh nặng điểm số?

Việc dạy và học thêm sẽ thật sự cần thiết nếu học sinh tự nguyện đi học vì yêu thích, chứ không phải học vì gánh nặng điểm số, vì sợ giáo viên trù dập.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar