02/08/2014 03:23 GMT+7

Điểm mạnh của học sinh yếu

PHAN ĐÔNG MỸ
PHAN ĐÔNG MỸ

TT - Đầu thập niên 1990, tôi dạy học tại một số trường THPT ở một tỉnh miền Trung, trong đó có loại hình trường bán công mới được khuyến khích phát triển ở thời điểm đó.

Trong các khối lớp THPT, làm giáo viên chủ nhiệm (GVCN) khối lớp 10 và 12 tương đối thuận lợi vì khối 10 toàn học sinh mới nhập trường nên chưa dám thể hiện gì mạnh bạo, còn học sinh khối cuối cấp thì chủ động dồn sức cho chuyện học để chuẩn bị các kỳ thi quan trọng vào cuối năm. Chỉ học sinh khối lớp 11 là còn được thảnh thơi, các cô cậu ở độ tuổi 16 -17 với tâm sinh lý đang có nhiều biến đổi, luôn muốn khẳng định mình nên thảnh thơi thì dễ “sinh chuyện”.

Tôi được ban giám hiệu phân công dạy môn toán và nhiều năm làm GVCN khối 11. Đầu mỗi năm học, tôi thường được GVCN lớp 10 năm trước bàn giao một danh sách mà đồng nghiệp tôi gằn giọng “cần để ý nghe”, có năm tôi phát hoảng vì số học sinh cá biệt quá cao.

Trong lớp 11 năm đó có T., cậu học trò hay trốn học để la cà quán xá, vào lớp thì thỉnh thoảng ngủ gật và thường gây gổ với bạn bè từ những chuyện không đâu vào đâu. Một lần, thấy em khoe với bạn bè những tấm ảnh của danh thủ bóng đá thời điểm đó như Van Basten, Lothar Matthaus, Roberto Baggio..., tôi liền dùng những câu chuyện thể thao để tiếp cận em.

Tìm hiểu thêm thì biết T. đá bóng rất hay nhưng học thì kém. Và thế là trong những chuyện kể ở tiết sinh hoạt lớp của tôi có câu chuyện về cầu thủ xuất sắc nhất thế giới năm 1992 Van Basten. Tôi nhấn mạnh với cả lớp người ba lần nhận Quả bóng vàng châu Âu này không chỉ đá bóng giỏi mà đạo đức còn rất tốt. Van Basten chưa bao giờ chơi xấu đối thủ dù bị hậu vệ đối phương triệt hạ rất nhiều lần... Không ngờ câu chuyện làm T. xúc động.

Từ lần nói chuyện trên, T. bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Em đã tự hạn chế giờ xem trực tiếp truyền hình các giải bóng đá ở châu Âu phát sóng vào đêm khuya với các bạn ngoài đường phố, dành thời gian đó để học bài và làm bài tập. T. không còn ngái ngủ mỗi buổi sáng đến lớp, đi học chuyên cần hơn, việc học có tiến bộ.

Thế nhưng, em có vẻ vẫn còn ngại ngùng khi tham gia những hoạt động chung của lớp. Tôi lại tiếp tục nói chuyện riêng với T., mạnh dạn cử em vào đội ngũ cán bộ lớp với nhiệm vụ trưởng ban thể thao. Đúng thế mạnh của mình, T. hăng say vận động các bạn tham gia đội bóng đá nam và nữ, hướng dẫn tập luyện và thi đấu giải cấp trường đoạt luôn giải cao. Từ hoạt động này, T. trở thành một trong những học sinh tích cực, tạo được khối đoàn kết gắn bó của lớp.

Sau đó, T. còn có mặt trong các hoạt động khác của lớp như làm báo tường, văn nghệ, sinh hoạt Đoàn, Hội... - những việc mà trước đây em thường trốn tránh. Sự thay đổi của T. làm cho em “đẹp” dần trong ánh mắt thầy cô và bạn bè, và chính tôi cũng cảm thấy ấm lòng. Người thầy giáo đôi lúc chỉ cần một vài chuyển biến nho nhỏ của học trò cũng đủ làm cho mình thêm tin yêu cuộc sống là vậy!

__________

TIn bài liên quan:

PHAN ĐÔNG MỸ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

Phân công lại nhiệm vụ ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM sau sáp nhập

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có quyết định phân công lĩnh vực, đơn vị, địa bàn phụ trách với ban giám đốc sở sau sáp nhập.

Phân công lại nhiệm vụ ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM sau sáp nhập

Hai trường sư phạm thông báo bổ sung chỉ tiêu đào tạo giáo viên

Trường đại học Sư phạm Hà Nội và Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 vừa cập nhật chỉ tiêu đào tạo giáo viên, một số ngành tăng/giảm chỉ tiêu so với công bố dự kiến trước đó.

Hai trường sư phạm thông báo bổ sung chỉ tiêu đào tạo giáo viên

Nhà báo viết về giáo dục thăm Trường Dục Thanh

Đây là một trong những hoạt động nổi bật của các nhà báo đoạt giải viết về giáo dục năm 2024 trong chuyến về nguồn tại Phan Thiết và Khánh Hòa.

Nhà báo viết về giáo dục thăm Trường Dục Thanh

4 chương trình đào tạo Trường đại học Văn Hiến đạt chuẩn kiểm định

Trường đại học Văn Hiến có thêm 4 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

4 chương trình đào tạo Trường đại học Văn Hiến đạt chuẩn kiểm định
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar