21/07/2025 08:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dịch tả heo châu Phi bùng phát: Lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe?

Dịch tả heo châu Phi đã khiến hơn 30.000 con heo bị tiêu hủy. Dù không gây bệnh cho người nhưng việc tiêu thụ thịt heo bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

dịch tả - Ảnh 1.

Số heo sắp chuyển từ vùng dịch ở Quảng Ngãi ra thị trường thì công an phát hiện, ngăn chặn kịp thời - Ảnh: THÀNH SỰ

Các chuyên gia y tế cảnh báo người dân cần đặc biệt cảnh giác để bảo vệ sức khỏe khi lựa chọn và chế biến thịt heo.

Thủ tướng ban hành công điện khẩn

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cả nước đã ghi nhận hơn 514 ổ dịch tại 28 tỉnh, TP, làm hơn 30.000 con heo bị mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy. Đáng lo ngại, hiện tại vẫn còn 248 ổ dịch chưa qua 21 ngày, cho thấy dịch bệnh đang tiếp tục diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát trên diện rộng.

Trước thực trạng này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện số 109/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch.

Ngoài việc phát hiện, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để bùng phát; tăng cường bám sát cơ sở, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh, công điện nhấn mạnh các đơn vị đẩy mạnh công tác tăng cường kiểm soát vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ heo và sản phẩm từ heo không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch; xử lý nghiêm tình trạng nhập khẩu heo và sản phẩm heo trái phép qua biên giới.

Thịt heo bệnh có thể mang mầm bệnh

Trước lo ngại của người dân về nguy cơ lây nhiễm sang người, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) khẳng định dịch tả heo châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút ASFV gây ra nhưng vi rút này chỉ lây giữa các loài heo, không lây sang người.

Tuy nhiên vi rút này có thể tồn tại lâu dài trong môi trường, lây lan giữa các con heo qua các con đường như hô hấp và tiêu hóa. Con người có thể trở thành tác nhân phát tán vi rút gây dịch tả heo châu Phi nếu tiếp xúc với các nguồn nhiễm bệnh như chuồng trại, phương tiện vận chuyển hay thực phẩm chế biến từ heo nhiễm bệnh.

Ngoài ra các chuyên gia y tế cảnh báo rằng việc tiêu thụ thịt heo nhiễm bệnh, đặc biệt thịt từ heo chết hoặc không rõ nguồn gốc, vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Lê Văn Thiệu - khoa nhiễm khuẩn tổng hợp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - cho biết vi rút ASFV không gây bệnh cho người, tuy nhiên thịt heo bệnh thường là môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật gây hại phát triển.

"Khi người tiêu dùng ăn phải thịt heo nhiễm vi khuẩn như Salmonella, E.coli hay Listeria, họ có thể bị ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện như tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao và đau bụng. Những trường hợp nặng, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai, có thể dẫn tới mất nước, rối loạn điện giải, thậm chí phải nhập viện", bác sĩ Thiệu cho hay.

Bên cạnh đó, bác sĩ Thiệu lưu ý thịt heo chết còn có thể chứa các ký sinh trùng như giun xoắn, sán dây. Nếu thịt không được nấu chín hoàn toàn, ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể, gây tổn thương cơ, mắt hoặc hệ thần kinh trung ương.

Đặc biệt nguy hiểm là các loại độc tố sinh ra từ thịt ôi thiu như histamine, mycotoxin và endotoxin. Những độc tố này rất khó bị phá hủy kể cả khi nấu ở nhiệt độ cao, nếu tích tụ trong cơ thể có thể gây tổn thương gan, thận, suy giảm miễn dịch, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư.

Một nguy cơ khác thường bị bỏ qua là thịt heo bệnh có thể mang mầm bệnh liên cầu khuẩn heo. Khác với dịch tả heo châu Phi, liên cầu khuẩn có thể lây sang người qua các vết thương hở hoặc nếu ăn thịt heo chưa chín như tiết canh, nem chua, gỏi sống.

"Nhiễm liên cầu lợn" có thể gây nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm não, suy đa cơ quan. Người bệnh phải điều trị tích cực với chi phí cao và có thể để lại di chứng nặng nề. Thời gian qua tại phía Bắc, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cũng thường xuyên tiếp nhận ca bệnh "nhiễm liên cầu lợn" nhập viện nguy kịch, thậm chí tử vong.

Mới đây nhất, tại Hưng Yên đã ghi nhận chùm ca bệnh nhiễm liên cầu lợn khiến sáu người nhập viện, trong đó có hai người tử vong. Bởi vậy các chuyên gia khuyến cáo việc sử dụng heo bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ, không chỉ là dịch tả heo châu Phi mà còn nhiều dịch bệnh khác.

dịch tả - Ảnh 2.

Đưa heo chết do bị dịch tả heo châu Phi ở phường Quảng Phú, Đà Nẵng đi tiêu hủy - Ảnh: A.Q.

Làm sao để nhận biết heo bệnh?

Theo ông Nguyễn Duy Thịnh - chuyên gia về công nghệ thực phẩm, nguyên giảng viên Viện công nghệ sinh học và thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội, người tiêu dùng có thể nhận biết thịt heo bị bệnh qua một số đặc điểm như: thịt heo bệnh thường có màu sắc tái nhợt hoặc bầm tím, bị chảy nước, có mùi hôi tanh. Trên bề mặt da có thể xuất hiện các nốt xuất huyết nhỏ, thớ thịt nhão và không đàn hồi. Khi luộc, nước thịt đục, không có lớp váng mỡ, mùi không thơm.

Ngược lại, thịt heo ngon và an toàn thường có màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm, phần mỡ trắng, chắc, không chảy nước và không có mùi lạ. Khi chạm tay vào thịt khô ráo, có độ đàn hồi tốt và không để lại dấu vết. Khi nấu chín nước thịt trong, có lớp váng mỡ nổi rõ trên bề mặt và mùi thơm đặc trưng.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên mua thịt heo tại các cơ sở có uy tín, được kiểm dịch đầy đủ, tránh mua hàng trôi nổi ngoài chợ hoặc trên mạng.

Chế biến thịt heo cần nấu chín

"Trong quá trình chế biến, cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rửa tay sạch sẽ, sử dụng dao và thớt riêng cho thực phẩm sống và chín để tránh lây nhiễm chéo. Đặc biệt không nên ăn các món từ thịt heo sống hoặc tái như tiết canh, nem chua, gỏi thịt", ông Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo.

Trong trường hợp đã lỡ ăn phải thịt heo không rõ nguồn gốc hoặc nghi nhiễm bệnh, người dân cần theo dõi sức khỏe sát sao.

Bác sĩ Lê Văn Thiệu khuyến cáo nếu có các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, sốt cao nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Đồng thời nếu phát hiện ổ dịch hoặc heo chết bất thường, người dân cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y để có biện pháp xử lý, tránh dịch lây lan.

Người dân nói phải trả tiền để tiêu hủy heo chết do dịch tả, công an vào cuộc làm rõ

Dù quy định nêu rõ người dân không phải chi trả chi phí tiêu hủy heo chết do dịch tả heo châu Phi, nhưng tại xã Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi nhiều hộ dân phản ánh họ phải nộp tiền cho đơn vị thu gom heo chết mới được đưa heo đi xử lý.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân viên bảo vệ hỗ trợ cứu sống ngoạn mục người đàn ông bị ngưng tim ở bãi biển Nha Trang

Một người đàn ông được cứu sống ngoạn mục sau khi ngưng tim, ngưng thở tại bãi biển Nha Trang (Khánh Hòa).

Nhân viên bảo vệ hỗ trợ cứu sống ngoạn mục người đàn ông bị ngưng tim ở bãi biển Nha Trang

9 người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm ở đám giỗ, một cụ bà 84 tuổi sốc nhiễm trùng

Sau bữa ăn giỗ tại nhà một người dân ở phường Phong Dinh (TP Huế), 9 người phải nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc thực phẩm.

9 người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm ở đám giỗ, một cụ bà 84 tuổi sốc nhiễm trùng

Bộ Y tế phản hồi về đề xuất ‘thông tuyến bảo hiểm y tế’ cho người từ 70 tuổi

Nhiều người dân thắc mắc về việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người cao tuổi, đặc biệt người trên 70 tuổi khi sức khỏe giảm sút.

Bộ Y tế phản hồi về đề xuất ‘thông tuyến bảo hiểm y tế’ cho người từ 70 tuổi

Sức khỏe nạn nhân được cứu trong vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long đã ổn định

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 20-7, giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho hay sức khỏe 9 nạn nhân vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long được cứu sống đang được điều trị tại bệnh viện, tình trạng sức khỏe cơ bản ổn định.

Sức khỏe nạn nhân được cứu trong vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long đã ổn định

Kiểm soát thực phẩm nhà làm ra sao sau khi sáp nhập?

Sau sáp nhập, trạm y tế sẽ có chức năng giám sát, xử lý ngộ độc thực phẩm; thanh tra, kiểm tra và thẩm định về điều kiện an toàn thực phẩm...

Kiểm soát thực phẩm nhà làm ra sao sau khi sáp nhập?

Cách trị viêm loét dạ dày - tá tràng qua bữa ăn

Viêm loét dạ dày - tá tràng là một trong những bệnh lý phổ biến của hệ tiêu hóa. Bệnh không chỉ gây khó chịu, rối loạn tiêu hóa mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách.

Cách trị viêm loét dạ dày - tá tràng qua bữa ăn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar