10/11/2012 17:24 GMT+7

Dịch giả Lục Hương: dịch thuật như tằm nhả tơ

MỘC MIÊN
MỘC MIÊN

TTO - Sáng 10-11, tại TP.HCM, những độc giả yêu mến bộ sách Mật mã Tây Tạng đã có một buổi giao lưu thú vị với dịch giả Lục Hương - người đã chuyển ngữ tác phẩm này sang tiếng Việt.

Phóng to
Lục Hương ký tặng sách cho độc giả - Ảnh: Mộc Miên

, dịch giả có tuổi đời còn rất trẻ (27 tuổi), chính là người phát hiện sức hút của Mật mã Tây Tạng (tác giả Hà Mã), đề xuất để bộ sách được xuất bản ở Việt Nam và sau đó chính anh lao tâm khổ tứ dịch bộ sách này.

Cặm cụi suốt ba năm trời cùng những con chữ dày đặc, miệt mài tra cứu từ phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung để chuyển tải tinh thần của Mật mã Tây Tạng, Lục Hương đã hoàn thành tác phẩm 1,2 triệu chữ này.

Kể từ khi chính thức xuất hiện trên các kệ sách tiếng Việt vào năm 2010, Mật mã Tây Tạng đã xếp ở vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng những cuốn sách bán chạy.

Sau ba năm đồng hành cùng độc giả Việt Nam, ngày 10-11, tập 10 của bộ truyện đã được ra mắt, khép lại hành trình thám hiểm vùng đất Tây Tạng qua con chữ.

Trong buổi giao lưu, Lục Hương và những người yêu sách đã cùng nhau giãi bày một vài cảm nhận về bộ sách và quá trình dịch thuật
Mật mã Tây Tạng.

Nếu như những người hâm mộ cho rằng Mật mã Tây Tạng hấp dẫn như một cuốn phim Điệp viên 007 của châu Á thì Lục Hương giải thích rõ ràng hơn: “Mật mã Tây Tạng là một bộ tiểu thuyết hay, lồng ghép một lượng kiến thức đồ sộ dạng bách khoa thư về nhiều lĩnh vực: văn hóa Tây Tạng, loài chó ngao, xe cộ, quân sự, sinh vật, địa lý, thiên văn, lịch sử, tôn giáo, văn minh Maya, du lịch, y học… mà lĩnh vực nào cũng được quan sát từ nhiều góc độ, mở rộng khẩu độ và khẩu vị tiếp nhận cho độc giả”.

Khi một độc giả nhận xét rằng ở một số tập truyện Mật mã Tây Tạng có tình tiết hơi dài và thắc mắc liệu dịch giả có chỉnh sửa, thêm bớt so với nguyên tác hay không, Lục Hương trả lời: “Người dịch không có quyền chỉnh sửa tác phẩm mà phải dịch một cách chính xác nhất, bám theo tác giả. Một tác phẩm dở mà thêm bớt, dịch thành hay thì đó cũng không phải là dịch giả tốt”.

“Sáng tác hay dịch thuật giống như tằm nhả tơ, đều là sự dốc ruột, dốc cạn thì cần sạc lại, nạp lại. Tôi muốn chuyển tải cho trọn vẹn tinh thần của nguyên tác, tôi cũng phải lao động nghiêm túc như tác giả vậy thôi” - Lục Hương chia sẻ.

Nổi tiếng trong cộng đồng mạng từ năm 19 tuổi bằng những trang sách dịch mạnh mẽ và giàu tính biến hóa, vụt sáng trong làng xuất bản năm 20 tuổi bằng bộ sách 4 tập Tứ đại danh bộ Hội kinh sư, từ đó đều đặn mỗi năm, Lục Hương lại đến với công chúng bằng các ấn phẩm dịch từ tiếng Anh hoặc Trung thuộc rất nhiều thể loại khác nhau như kiếm hiệp, kỳ ảo, đương đại…

Tác phẩm đáng kể nhất trong sự nghiệp dịch thuật của anh cho đến lúc này là 1Q84 của nhà văn Nhật Murakami Haruki.

MỘC MIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nguyên Minh với Màu tím hoa mua

TT - Màu tím hoa mua là tác phẩm văn học thứ năm của nhà văn Nguyên Minh - một cây bút kỳ cựu trong làng văn, làng báo từ trước năm 1975 đến nay.

Nguyên Minh với Màu tím hoa mua

Đọc di cảo, thương cụ Vương

TT - Cụ Vương Hồng Sển lại vừa gặp gỡ những người đọc mình bằng quyển Tạp bút năm Giáp Tuất 1994 (di cảo), là những trang viết sau cùng của một đời người cặm cụi vừa học vừa chơi, và tìm tòi khảo cứu.

Đọc di cảo, thương cụ Vương

Ông Sáng "chơi không" mà vẫn có sách

TT - Nhiều người quái lạ vì thế, thấy nhà văn Nguyễn Quang Sáng toàn chơi mà tác phẩm vẫn nhiều. Ông có đặc điểm là viết ở trong đầu sẵn nên nhanh lắm.

Ông Sáng

Sài Gòn xứng được yêu thương

TT - Ra mắt độc giả dịp tết này, Sài Gòn - chuyện đời của phố như một món quà rất duyên dành cho những ai yêu Sài Gòn.

Sài Gòn xứng được yêu thương

Mikhail Samarsky: "Tôi nguyện suốt đời giúp đỡ người khiếm thị"

TTO - "Tôi đã nguyện rằng dù sau này làm việc gì kiếm sống thì vẫn sẽ viết văn và giúp đỡ người khiếm thị" - đó là chia sẻ của thần đồng văn học Nga 17 tuổi Mikhail Samarsky trong cuộc giao lưu sáng 27-12 tại TP.HCM.

Mikhail Samarsky:

Nhà văn Nguyễn Đông Thức giao lưu Đường vẫn còn dài

TT - Nhân dịp tái bản ba tập sách và ghi dấu thời điểm về hưu, nhà văn Nguyễn Đông Thức sẽ có cuộc giao lưu với bạn đọc TP.HCM lúc 10g ngày 28-12 tại nhà sách Ebook Phương Nam Vincom (tầng B2, 72 Lê Thánh Tôn, Q.1).

Nhà văn Nguyễn Đông Thức giao lưu Đường vẫn còn dài
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar