03/11/2003 11:43 GMT+7

Dịch giả Cao Xuân Hạo: 'Tiếng Việt đang lâm nạn'

Theo Lao Động
Theo Lao Động

"Quả thật hình như người ta coi thường công việc nghiên cứu và trau dồi tiếng Việt. Lời văn trau chuốt chẳng có giá trị gì trong thời đại của Internet này nữa. "Nhược điểm" có viết thành "yếu điểm" thì cũng đã chết ai chưa?", nhà ngôn ngữ học than phiền.

Phóng to

Dịch giả, nhà ngôn ngữ Cao Xuân Hạo

"Quả thật hình như người ta coi thường công việc nghiên cứu và trau dồi tiếng Việt. Lời văn trau chuốt chẳng có giá trị gì trong thời đại của Internet này nữa. "Nhược điểm" có viết thành "yếu điểm" thì cũng đã chết ai chưa?", nhà ngôn ngữ học than phiền.

- Ông nghĩ gì về tình trạng tiếng Việt bị sử dụng sai nghĩa, sai ngữ pháp trên báo, đài, và ở đâu đó nữa...?

- May thay, dù sao tôi cũng đã quá già để có thể bị cái giọng Tây lai ấy ảnh hưởng. Chỉ thương cho những người Việt nhỏ tuổi sẽ bắt chước kiểu nói đó mà quên dần những phương tiện diễn đạt trau chuốt, chính xác và tinh tế của tiếng mẹ đẻ để đến khi đọc Kiều hay thơ Xuân Diệu không còn chút khả năng rung đùi nào nữa.

Tôi cũng không đến nỗi bi quan như một số đồng nghiệp cho rằng dưới những đòn nặng nề của "ba mũi giáp công" (nhà trường, truyền thông đại chúng và các nhà nghiên cứu), tiếng Việt chỉ vài mươi năm nữa là tuyệt diệt. Tôi tin rằng nếu ngay bây giờ chúng ta bắt đầu dạy tiếng Việt thật ở nhà trường phổ thông, cái quá trình bi thảm ấy hoàn toàn có thể bị chặn đứng, chậm nhất là sau 20 năm.

- Ngôn ngữ thể hiện tư duy của con người, liệu có phải tư duy của chúng ta đang "có vấn đề", thưa ông?

- Đừng đặt vấn đề sâu như thế. Ở đây tôi chỉ muốn nói nhà trường đã dạy dỗ thế nào, các ông giáo sư, nhà nghiên cứu đã làm gì mà để môn tiếng Việt lâm vào một tình trạng đáng buồn như vậy. Theo tôi, hiện nay thứ tiếng mà chúng ta đang dạy cho học sinh và sinh viên gần như 100% không phải là tiếng Việt, mà là tiếng Pháp hay một thứ tiếng Âu Châu điển hình nào đấy.

- Ông nghĩ thế nào về tình trạng dịch thuật hiện nay?

- Thú thật là tôi ít có thì giờ để đọc. Thỉnh thoảng xem tạp chí Văn học nước ngoài tôi thấy hình như các dịch giả quá ít chú ý đến câu văn. Hình như họ dịch quá sát nguyên bản mà không đọc lại cho kỹ xem văn Việt của bản dịch có ngô ngọng quá không.

- Một câu cuối cùng, đến tuổi này ông sợ nhất điều gì?

- Có ai làm gì đâu mà mình sợ. Nhưng đúng là tôi thấy buồn trước tình hình dạy, học và viết tiếng Việt hiện nay.

Theo Lao Động

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar