31/03/2020 11:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dịch COVID-19: Người rút vào nhà, báo, cầy, heo rừng mò ra đường phố

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - 'Chúng thay đổi hành vi rất nhanh. Khi một nơi nào đó vắng vẻ, chúng sẽ đi thẳng tới nơi đó' - một nhà nghiên cứu ở Pháp nói về những con cáo 'tiên phong' đi khám phá những địa điểm mới, khi gần 3 tỉ người trên thế giới phải ở lại trong nhà.

Cầy hương xuất hiện trên đường phố ở Ấn Độ - Nguồn: Twitter

Trong bối cảnh nhiều nước yêu cầu người dân ở lại trong nhà để hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19, nhiều loài động vật hoang dã đã "tranh thủ" cơ hội này để "khám phá" những con phố vắng tanh tại các đô thị thuộc hàng lớn nhất thế giới.

Theo Hãng tin AFP, tại thành phố Barcelona của Tây Ban Nha, người ta nhìn thấy những con heo rừng đi lang thang trên đường phố. Còn ở Nhật Bản, những con hươu sika đi vào tận các nhà ga tàu điện ngầm ở thành phố Nara.

Dịch COVID-19: Người rút vào nhà, báo, cầy, heo rừng mò ra đường phố - Ảnh 2.

Một con hươu đi qua đường hầm để tìm thức ăn ở Nara, Nhật Bản - Ảnh: AP

Tại Ấn Độ, video được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cảnh một con cầy hương đi qua các con phố vắng tanh của thành phố Kozhikode, bang Kerala. Hay tại thành phố Dehradun, bang Uttarakhand, miền bắc Ấn Độ, người ta nhìn thấy một con hươu chạy vụt qua.

Trong khi đó, một con báo lớn xuất hiện tại trung tâm thủ đô Santiago của Chile khi nơi đây đang chịu lệnh giới nghiêm.

Hay tại Mỹ, những đàn gà tây hoang đi trên các con phố của thành phố Oakland, bang California. Gần nhà hát Comédie Française ở thủ đô Paris của Pháp, người ta còn nhìn thấy những con vịt đi trong yên lặng...

"Đây là môi trường sống mà chúng từng có và chúng ta đã cướp đi" - Marcelo Giagnoni, người đứng đầu một cơ quan nông nghiệp và chăn nuôi của Chile, nói.

Dịch COVID-19: Người rút vào nhà, báo, cầy, heo rừng mò ra đường phố - Ảnh 3.

Một con báo xuất hiện tại thủ đô Santiago của Chile hôm 24-3 - Ảnh: AFP

Theo Romain Julliard, trưởng bộ phận nghiên cứu của Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp, nhiều loài động vật hoang dã đang "hoàn toàn tự do đi lang thang khắp các thành phố và thị trấn". Chẳng hạn những con cá heo giờ đây xuất hiện trở lại tại một vài cảng ở vùng Địa Trung Hải.

Ông Romain Julliard cho biết những con cáo chính là loài động vật tiên phong đi thăm dò những những địa điểm mới. "Chúng thay đổi hành vi rất nhanh. Khi một nơi nào đó vắng vẻ, chúng sẽ đi thẳng tới nơi đó" - ông cho biết.

Những loài động vật và chim thường sống trong công viên tại các đô thị như chim sẻ và bồ câu cũng có khả năng sẽ đi ra ngoài lãnh thổ thông thường của chúng khi con người ở lại trong nhà, theo ông Romain Julliard.

Với lệnh phong tỏa cùng nhiều biện pháp hạn chế đi lại được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới, theo tạp chí Diplomat, gần 3 tỉ người hiện bị giữ lại trong nhà. Hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận ca bệnh COVID-19, với hơn 785.000 ca nhiễm và 37.815 ca tử vong (theo cập nhật của trang Wordometers lúc 10h10 sáng 31-3).

Đóng cửa vì COVID-19, sở thú London chật vật chăm sóc 18.000 động vật

London ban bố lệnh phong tỏa vì dịch COVID-19 đã khiến khoảng 18.000 động vật sống tại sở thú phải đối mặt với việc không có người chăm sóc và nguồn cung thực phẩm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar