01/03/2020 09:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dịch corona đã được đề cập trong một tiểu thuyết xuất bản năm... 2016

TRƯỜNG LÂN
TRƯỜNG LÂN

TTO - Trong tiểu thuyết Koors (Cơn sốt) viết bằng tiếng Nam Phi (2016) và được dịch sang tiếng Pháp thành L’année du lion (Năm sư tử) vào 2017, Deon Meyer đã đề cập đến dịch corona.

Dịch corona đã được đề cập trong một tiểu thuyết xuất bản năm... 2016 - Ảnh 1.

Bìa trước quyển L’année du lion

Tác phẩm mở đầu bằng một cảnh ác mộng. Ở một nơi nào đó của Nam Phi, Willem Storm và con trai Nico dừng lại bên một trạm xăng vắng để tìm kiếm nhiên liệu. Cảnh vật chìm trong bóng tối, đường phố hoang tàn, nhà cửa xác xơ.

Hai cha con là những người sống sót hiếm hoi sau một dịch bệnh đã giết chết 90% dân số thế giới. Năm sư tử - theo lịch của người địa phương - là năm Willem Storm qua đời vì bị sát hại sau đó.

Bùng nổ từ châu Phi nhiệt đới, dịch bệnh này gây ra bởi sự hợp nhất của hai chủng virus corona, một ở người, một ở động vật. Người đàn ông đầu tiên nhiễm loại virus chết chóc này đã lây cho một người thân làm tại sân bay.

Người này lại truyền bệnh cho một nữ hành khách chuẩn bị bay sang Anh, nơi sắp diễn ra một sự kiện thể thao. Và đó là khởi đầu của một dịch bệnh toàn cầu.

L’année du lion không chỉ là tiểu thuyết ăn khách của Deon Meyer mà còn làm độc giả ngạc nhiên với cụm từ "dịch bệnh corona toàn cầu" trong tác phẩm.

Dù cuốn sách là hư cấu, độc giả vẫn thấy lạnh người về việc Deon Meyer mô tả chính xác virus corona trong tác phẩm. Vì sao Deon Meyer có thể mô tả tốt như vậy?

Trong lời cảm ơn đầu tiểu thuyết, người ta thấy tác giả tri ân giáo sư Wolfgang Preiser - một nhà virus học nổi tiếng. Tác giả tiết lộ đã tham khảo ý kiến chuyên môn của Wolfgang Preiser để "sáng tạo" ra chủng virus mới trong tiểu thuyết của mình.

Đây không phải là lần đầu tiên một tác phẩm văn học trở thành dự báo. Trong tiểu thuyết Plateforme (tựa Việt: Chênh vênh) phát hành ngày 3-9-2001 (một năm trước vụ khủng bố 12-10-2002 tại Bali, Indonesia), Michel Houellebecq đã đề cập đến việc một nhóm Hồi giáo cực đoan tàn sát 117 khách nước ngoài trong một hộp đêm.

Trong tiểu thuyết Dawa xuất bản năm 2014, Julien Suaudeau đã mô tả một cách chính xác đáng kinh ngạc kịch bản vụ khủng bố ngày 13-11-2015 tại Paris.

Deon Meyer là nhà biên kịch, đạo diễn và nhà văn trinh thám viết bằng tiếng Nam Phi. Sách của ông đã được dịch ra 27 thứ tiếng.

Ông đã nhận nhiều giải thưởng dành cho thể loại trinh thám, trong đó có giải thưởng lớn (2003, Pháp), giải Mystère de la critique (2004, Pháp) và giải Barry (2011, Mỹ). Ông viết L’année du lion trong 5 năm.

Đại dịch trên những con đường tơ lụa

TTO - Cuốn sách Những con đường tơ lụa của Peter Frankopan (Trần Trọng Hải Minh dịch) có nhắc đến những trận đại dịch trong lịch sử khiến nhân loại chao đảo, tuyệt vọng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar