11/04/2019 08:53 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đi xa hàng trăm kilômet tiếp máu cho đồng đội

MY LĂNG
MY LĂNG

TTO - Đó là một trong những câu chuyện về tình đồng đội của những người lính ở lữ đoàn tên lửa bờ 679 (Bộ tư lệnh Vùng 1 hải quân).

Đi xa hàng trăm kilômet tiếp máu cho đồng đội - Ảnh 1.

Đồng đội đến thăm trung úy chuyên nghiệp Nguyễn Hải Nam (bìa phải) khi anh vừa xuất viện về nhà - Ảnh: MY LĂNG

Thượng úy Trần Văn Độ, 31 tuổi, hiện là đài trưởng đài bán dẫn của trạm điều khiển (lữ đoàn 679). Về đơn vị bốn năm, chàng sĩ quan trẻ người Nam Định được bổ nhiệm cương vị đài trưởng đài bán dẫn. Năm đó, Độ phát hiện bị ung thư tủy và phải lên Hà Nội điều trị.

Anh em đồng chí, đồng đội quan tâm nhau từ những cái nhỏ như vậy mà cảm động

Nguyễn Hải Nam

Không ngại đường xa

Khi bệnh viện yêu cầu phải có nguồn máu dự trữ, Độ báo cáo nhờ đơn vị hỗ trợ. Rất nhanh, ngay trong chiều tối đó lữ đoàn đã cử một số cán bộ, chiến sĩ của trạm điều khiển đi từ Hải Phòng lên Hà Nội. 

"Trong hơn 10 đồng đội từ Hải Phòng lên thì chín người có nhóm máu phù hợp để lấy máu dự trữ. Anh em không ngại đi xa cả hàng trăm kilômet để tiếp máu cho mình, xúc động lắm" - thượng úy Trần Văn Độ kể.

Sau thời gian điều trị, người sĩ quan trẻ ấy đã khỏe mạnh và tiếp tục quay lại đơn vị đảm nhận công việc của mình. Ngồi tiếp chúng tôi sau giờ làm việc, người sĩ quan trẻ tâm sự: "Khi biết mình bị bệnh, cả chỉ huy lữ đoàn đến chỉ huy trạm, anh em trong đơn vị đều quan tâm hỏi han, động viên, giúp đỡ, lại còn có quà. 

Trong quá trình điều trị, kể cả khi điều trị xong, về đơn vị sức khỏe tốt rồi, anh em vẫn tạo điều kiện cho mình. Khi ốm đau phải đi chữa bệnh thì cần nhất là tinh thần. Thấy chỉ huy, anh em đồng đội quan tâm, động viên tinh thần như thế, thật sự mình rất cảm động".

Chuyện của Hải Nam

Chuyện của thượng úy Trần Văn Độ không phải là duy nhất về tình đồng đội ở lữ đoàn này. Chúng tôi đến đây đúng ngày trung úy chuyên nghiệp Nguyễn Hải Nam (35 tuổi, nhân viên báo thoại trạm thông tin rađa) được xuất viện và quay về nhà ở Hải Phòng.

Anh cho biết một tháng sau anh phải lên Hà Nội điều trị tiếp. Những đợt xạ trị khiến người quân nhân ấy gầy rộc, xanh xao và rụng hết tóc. Trong buổi chiều đó, khi biết tin Hải Nam về nhà, nhiều đồng đội rủ nhau đến thăm anh. Có đồng đội đến thăm, căn nhà cấp 4 cũ kỹ là nơi Hải Nam đang ở cùng cha mẹ như vui và ấm áp hẳn lên.

Ba năm trước, Hải Nam bàng hoàng khi nghe thông báo mình bị ung thư phổi, điều trị phác đồ 2. "Đến nay tôi đã hơn 30 lần xạ trị rồi. Bây giờ cứ một tháng lại lên Hà Nội để truyền hóa chất duy trì một lần. Sống chết là chuyện thường tình. 

Là người lính, chúng tôi được rèn luyện bản lĩnh để luôn vững vàng. Bản lĩnh ấy không chỉ trong huấn luyện, khi ra chiến trường mà cả đối với những sóng gió của cuộc đời. Tôi đã bình tĩnh đón nhận và bình thản đối diện với điều không may mắn đến với mình" - trung úy Hải Nam nói.

Thượng úy Nguyễn Văn Phương (trạm phó trạm thông tin rađa) cho biết gia đình Nam khó khăn lắm. Tất cả chi phí đi lại chỉ chờ vào tiền lương. Chỉ huy lữ đoàn đang phát động tiếp một đợt nữa trong toàn lữ đoàn quyên góp ủng hộ Nam. Còn trạm cũng quyên góp hai lần trong toàn đơn vị để hỗ trợ. 

Hải Nam cho hay: "Cứ có điều kiện là anh em lại lên thăm. Có lúc thì chính ủy, chủ nhiệm chính trị rồi quân y của lữ đoàn cũng lên. Anh em ở trạm khác như trạm điều khiển cũng hay gọi điện thoại. Còn sau những đợt điều trị, khi mình về nhà thì đơn vị đều cắt cử người đến thăm, động viên tinh thần".

"Nhìn Nam thấy thương. Một bên chân của Nam được cố định không co duỗi, không cử động được. Đầu gối sưng lên, chân teo, gầy" - thượng úy Nguyễn Văn Phương kể. 

Nhớ lại lúc đó, Hải Nam cười bảo: "Phương ngồi cạnh, sờ vào đầu gối hỏi anh có đau không. Mình nói đau không ngủ được, phải xoa mới đỡ. Phương nói để em xoa cho anh một tí để bớt đau".

Trung tá Phạm Văn Chung (phó chủ nhiệm chính trị lữ đoàn 679) cho biết hiện nay lữ đoàn đang hỗ trợ 10 trường hợp cán bộ chiến sĩ và người thân cán bộ chiến sĩ bị bệnh hiểm nghèo. Có người thì con bị tim bẩm sinh, người thì cha mẹ đau ốm...

"Tiền thì do anh em đơn vị đóng góp bằng việc trích ngày lương hoặc ai có bao nhiêu góp bấy nhiêu. Vật chất có thể không nhiều nhưng sự quan tâm, động viên kịp thời của anh em đồng đội sẽ giúp những người có hoàn cảnh không may thấy phấn chấn hơn, có tinh thần chiến đấu với bệnh tật và vượt qua khó khăn" - trung tá Chung chia sẻ.

TTO - Tối 28-3, Lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) TP.HCM đã tổ chức buổi lễ họp mặt, giao lưu đội viên TNXP nhân dịp kỷ niệm 43 năm thành lập Lực lượng TNXP TP.HCM (28-3-1976 - 28-3-2019).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar