19/11/2006 04:28 GMT+7

Đi tìm "gà chín cựa"

NGUYỄN PHAN - QUỐC HỘI
NGUYỄN PHAN - QUỐC HỘI

TT - “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”, những lễ vật thách cưới mà vua Hùng đưa ra năm xưa tưởng cũng chỉ là truyền thuyết. Vậy mà trong những ngày gần đây, giới khoa học lẫn người dân tỉnh Phú Thọ đang xôn xao về câu chuyện có “gà chín cựa” ở bản Cỏi (xã Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn), ngay trên mảnh đất tổ Hùng Vương.

Phóng to
Gà nhiều cựa ở bản Cỏi - Ảnh: N.P.
TT - “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”, những lễ vật thách cưới mà vua Hùng đưa ra năm xưa tưởng cũng chỉ là truyền thuyết. Vậy mà trong những ngày gần đây, giới khoa học lẫn người dân tỉnh Phú Thọ đang xôn xao về câu chuyện có “gà chín cựa” ở bản Cỏi (xã Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn), ngay trên mảnh đất tổ Hùng Vương.

Kỳ thú Xuân Sơn

Trên đường vào bản Cỏi, vượt qua dốc Cổng Trời, đến bản Dù, trời tối, chúng tôi đành phải ngủ tạm một đêm tại trạm bảo vệ rừng quốc gia Xuân Sơn. Không ngờ chúng tôi lại gặp giám đốc vườn quốc gia Xuân Sơn Trần Đăng Lâu.

Nghe hỏi chuyện về “gà chín cựa” có phải là giống gà mà ngày xưa Sơn Tinh mang tiến vua Hùng để cầu hôn công chúa Mỵ Nương không, giám đốc Lâu trầm ngâm: “Tất cả truyền thuyết đều xuất phát từ thực tiễn, gà nhiều cựa cũng liên quan đến cái gốc rễ là gà rừng... Rừng núi Xuân Sơn này kỳ lạ lắm: có rất nhiều hang động kỳ thú. Những tên làng, tên núi, tên suối cũng đủ gợi lên sự hấp dẫn như núi Chim Bò, núi Bạc, núi Đứt, động và suối Lun, Lạng, Na, Thang... Vừa rồi chúng tôi đã phát hiện giống cá anh vũ ở hạ nguồn thác Bản Kẹm, loại cá ngày xưa chỉ dùng để tiến vua. Mùa hạ cá anh vũ ngược dòng lên thác núi để đẻ và mùa đông xuôi về ngã ba sông Bạch Hạc để trú đông. Hay loài chuối cô đơn cũng vừa được phát hiện. Trên thế giới loài này được gọi là chuối tuyết hay chuối voi, là một loài cây cảnh đẹp có giá trị, được mua bán khá nhiều ở phương Tây...”.

Bữa cơm tối được dọn ra khá muộn, sương đã phủ dày xung quanh ngôi nhà sàn của trạm bảo vệ rừng. Giám đốc Trần Đăng Lâu lại kể chuyện: Chuyện rằng có một người khách vào thăm bản Cỏi và ngủ qua đêm ở nhà trưởng bản Đặng Vĩnh Phúc. Ông Phúc làm gà đãi khách. Khi đĩa thịt gà được dọn lên, thấy cái chân gà kỳ lạ vì có nhiều cựa, khách chợt nhớ ra lời đồn đãi trên vùng núi cao có giống “gà chín cựa”...

Khi về xuôi, câu chuyện được khách kể lại để rồi “gà chín cựa” bắt đầu lan truyền...

Phóng to
Bây giờ ở bản Cỏi hầu như chỉ còn loại gà có sáu, bảy, tám cựa. Ngoài cựa chính, những cựa còn lại mọc thẳng hàng cùng với cựa chính, chạy dài lên đến phía trên chân gà. Loại gà này lạ là con trống khi “chào đời” có bảy cựa thì lúc nặng hơn 1kg sẽ bắt đầu mọc thêm một cựa nữa.

Đặc biệt gà nhiều cựa bay nhảy rất giỏi, muốn bắt chúng phải giăng lưới hoặc chờ đến tối khi chúng về chuồng.

“Gà chín cựa” ở xóm Cỏi

Sáng sớm chúng tôi bắt đầu ngược dốc vào bản Cỏi. Bên đường chỗ nào cũng thấy cây trạng nguyên nở đỏ rực. Dòng suối Hang chảy róc rách. Dọc bên suối thanh niên nam nữ đang hì hục vớt đá cuội lên bờ. Hỏi chuyện mới biết họ vớt đá lên để lấy thứ rêu bám trên đá về... ăn: rêu đá nấu canh là món ăn truyền thống của người dân tộc Dao trong bản Cỏi.

Vừa vào đến điểm dạy mẫu giáo và tiểu học là chúng tôi đã thấy “gà chín cựa”, một con gà trống có bộ lông màu đỏ đang nhẩn nha dạo trên đường. Định lại xem và chụp hình thì loáng một cái nó đã nhảy lên dốc phía trên, chạy mất vào phía núi.

Khi tiếp chúng tôi, trưởng bản Đặng Vĩnh Phúc nói trong tiếc rẻ: “Khi tôi lớn lên đã thấy giống gà này rồi. Nó là giống gà của người Dao từ ngày xa xưa, thịt chắc và thơm. Cả xóm chỉ có khoảng bảy hộ nuôi được giống gà này. Có nhiều người mua về xuôi để nuôi nhưng rồi gà cũng chết. Có người mua con trống về làm giống nhưng khi nở ra gà con cũng không có nhiều cựa, vì đây là gà thuần chủng. Chỉ có gà trống nhiều cựa “gặp” gà mái nhiều cựa mới cho ra được giống gà con nhiều cựa”.

Những năm có dịch cúm gà, các loại gà khác trong bản bị dịch chết, riêng những con gà nhiều cựa vẫn sống khỏe mạnh. Không phải đàn gà nào khi nở ra cũng có cựa. “Thông thường chục con thì khoảng ba con không có cựa. Con gà nào có bộ lông màu trắng thường không có cựa, con gà có nhiều cựa thì lại nhiều màu sắc hơn, đẹp hơn”, trưởng bản Phúc cho biết.

Loại gà có đúng chín cựa đã không còn, tuy nhiên với người dân vùng đất Phú Thọ việc gà có nhiều cựa vẫn là “chuyện lớn”, khi mà nó đã gắn liền với truyền thuyết từ ngàn xưa, thuở vua Hùng kén rể.

Và các nhà khoa học cũng không đứng ngoài sự kiện đó...

“Gà chín cựa”: bao giờ danh chính ngôn thuận?

Ngay sau khi có thông tin, nhiều nhà khoa học đã về ngay vùng núi cao này để nhìn tận mắt. Sau khi xem xong, nhà giáo ưu tú Nguyễn Khắc Khôi (chủ tịch Hội Chăn nuôi thú y tỉnh Phú Thọ), người được xem là “chuyên gia về gia cầm”, cũng phải thốt lên: “Đúng là mình chưa bao giờ thấy con gà như thế này!”.

Một hội thảo về “gà chín cựa” do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Phú Thọ liền được tổ chức. Có ý kiến cho rằng cựa gà chẳng qua là... ngón chân gà. Nhưng ý kiến khác: cựa là cựa, vì chức năng của chân gà là đi, đào, bới. Còn những cái cựa này nằm phía trên chân, không thực hiện các chức năng của chân... Một vấn đề khác: đây là sự biến đổi gen? Không, sự biến đổi chỉ diễn ra ở một vài cá thể chứ không thể biến đổi nhiều như thế... Và cái kết của hội thảo là chưa thể khẳng định đây là “gà chín cựa” mà hội thảo cứ tạm gọi là “gà nhiều cựa”.

“Chúng tôi dự định tiến hành ngay việc nghiên cứu loại gà này trong năm nay”, nhưng ý định ấy của nhà giáo Nguyễn Khắc Khôi lại không thể trở thành hiện thực vì... thiếu tiền. “Nếu không tiến hành nghiên cứu cụ thể và tỉ mỉ, sẽ khó xác định được nguồn gốc của gà, đặc điểm sinh lý, yếu tố di truyền... - nhà giáo Khôi nói - Chắc là phải đợi sang năm, khi có tiền chúng tôi sẽ phối hợp với Viện Chăn nuôi, ĐH Nông nghiệp 1, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm để tiến hành nghiên cứu”.

Cái tên chính thức của loại “gà chín cựa” này các nhà khoa học vẫn còn phải đi tìm. Nhưng có lẽ với người dân, chỉ riêng việc giống gà đặc biệt này đã có từ lâu đời cũng đủ để họ tin rằng giống “gà chín cựa” là có thật, chứ không còn là trong truyền thuyết của người xưa. Và chúng tôi cũng hi vọng đó là giống “gà chín cựa” từ ngàn xưa còn lưu giữ lại. Và nếu đúng vậy, ngày giỗ tổ Hùng Vương mỗi năm sẽ thêm phần long trọng khi có thêm một con vật từ truyền thuyết được dâng lên...

NGUYỄN PHAN - QUỐC HỘI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

Trước tình trạng diện tích đầm trồng sen hồ Tây (Hà Nội) dần bị thu hẹp trong suốt nhiều năm qua, UBND quận Tây Hồ (cũ) đã phối hợp với cơ quan chuyên môn và người dân cải tạo đất trồng thêm được 7,5ha giống sen quý Bách Diệp.

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar