06/05/2019 09:44 GMT+7

Đi nhiều để giúp bệnh nhân ung thư

MY LĂNG
MY LĂNG

TTO - Ở tuổi 75, vị giáo sư vẫn miệt mài với những chuyến đi để phổ biến kiến thức cho người dân biết phòng tránh căn bệnh ung thư.

Đi nhiều để giúp bệnh nhân ung thư - Ảnh 1.

GS Nguyễn Chấn Hùng - Ảnh: My Lăng

Trong lĩnh vực ung thư, GS Nguyễn Chấn Hùng là tên tuổi thân quen. 37 năm làm chuyên môn, cho đến khi nghỉ hưu (năm 2007), vị giáo sư vẫn chưa muốn nghỉ ngơi.

Như những cánh tay nối dài

GS Nguyễn Chấn Hùng hiện là cố vấn cấp cao của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - nơi ông làm giám đốc từ năm 1990 đến năm 2007. Với vai trò là chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, từ năm 2010 đến nay, ông cùng hội tổ chức nhiều hội thảo lớn toàn quốc, quy tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa khắp nước để trao đổi sâu hơn về lĩnh vực ung thư.

Mấy năm nay, ông vẫn không ngại, không từ chối lời mời về các tỉnh thành, kể cả những xã, huyện... để tập huấn kiến thức về ung thư cho các bác sĩ. Ông còn sẵn sàng đi đến nhiều tỉnh thành, nói chuyện cho người dân nghe để biết và phòng tránh căn bệnh "khó", để ung thư không còn là nỗi ám ảnh, đáng sợ. Ông đi nhiều nơi trong nước, đặc biệt các tỉnh từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trở vào cho đến Cà Mau.

Ở tuổi 75, lịch làm việc của ông vẫn ưu tiên cho những chuyến đi. Mới tuần trước, ông vừa ra Đà Nẵng làm việc với Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng và Hội Ung thư Đà Nẵng, tổ chức hội thảo về ung thư. Tháng trước, Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp và Bệnh viện tỉnh Đồng Tháp mời ông xuống tập huấn kiến thức mới về ung thư. Trong tháng 4-2019, ông đi Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương nói chuyện với bà con về ung thư.

"Tôi vui vì được đi nhiều nơi, đến với bà con phổ biến sự hiểu biết, kiến thức để nhiều người biết và phòng tránh bệnh ung thư, mang lại lợi ích cho nhiều người. Khi không hiểu biết, người ta sẽ rất sợ ung thư. Sợ đến ám ảnh. Bây giờ ung thư quá nhiều, phải có nhiều người đi tuyên truyền về phòng ung thư, để nhiều người hiểu biết, có thêm những niềm hi vọng mới cho nhiều người. Bà con nắm rồi phổ biến lại cho nhiều người nữa, giống như những cánh tay nối dài cho mình. Tôi mong muốn làm sao để ung thư không còn là sự ám ảnh với người dân nữa" - ông Hùng nói.

Không chỉ nói chuyện ở những trung tâm thành phố, vị giáo sư còn sẵn sàng đến những vùng khó khăn, xa xôi nói chuyện với bà con nông dân. "Có lần tôi đến Bến Tre, lúc nói chuyện ở trung tâm thành phố xong, ban tổ chức hỏi thầy ơi thầy chịu đi huyện không? Tôi nói: Đi luôn! Ở xã, ở huyện chắc chắn không tiện nghi như thành phố, sẽ vất vả hơn. Nhưng tôi không nghĩ là cực khổ mà là trải nghiệm" - ông Hùng mỉm cười nói.

Tóc đã bạc phơ, vị giáo sư đầu ngành về lĩnh vực ung thư vẫn nghĩ: "Đi để tích lũy thêm kiến thức, để không bị lỗi thời. Tôi vừa là thầy giáo vừa là thầy thuốc. Nghỉ hưu có nghĩa là thôi làm quản lý nhưng vẫn còn ống nghe và cục phấn".

Ông nói kiến thức tích lũy gần 50 năm giờ đầy tràn, ngồn ngộn. "Không chia sẻ cho lớp trẻ, không chia sẻ cho nhiều người biết thì uổng lắm, buồn lắm. Tôi phải nói cho nhiều người nghe, nhiều người biết thì mới... đã. Như vậy thì phải đi khắp nơi" - ông nói.

Đi nhiều để giúp bệnh nhân ung thư - Ảnh 2.

GS.BS Nguyễn Chấn Hùng (thứ 2 từ phải sang) khám cho một bệnh nhân - Ảnh: NVCC

Tinh thần cái giếng trong và người gieo hạt

GS Nguyễn Chấn Hùng còn viết sách để chuyển tải sâu hơn và giúp bà con giữ được kiến thức về ung thư. Ông viết rất nhiều sách về sức khỏe nói chung và ung thư nói riêng, có nhiều sách được tái bản nhiều lần. Ông là người đầu tiên viết sách tiếng Việt phổ cập về ung thư cho người dân.

"Càng nhiều sách đến được với người dân thì càng giúp được nhiều người", ông Hùng nói. 

Mấy chục năm trước, ông là người đầu tiên dịch và viết sách về ung thư làm giáo trình giảng dạy cho sinh viên ĐH Y dược TP.HCM. Ung thư học lâm sàng (xuất bản năm 1984) là giáo trình của bộ môn ung thư. Bây giờ, ông Hùng vẫn tiếp tục giảng dạy tại ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và ĐH Y dược TP.HCM. Ông còn phụ trách giảng dạy các bác sĩ chuyên khoa sau đại học, kể cả nghiên cứu sinh về ung bướu.

Ông Hùng cho biết ngày trước, vì thích phong cách của giáo sư Đào Đức Hoành (giảng viên khoa ung bướu ĐH Y khoa Sài Gòn) mà ông chọn đi theo ngành ung bướu. Càng học càng thấy thú vị.

Trong mấy chục năm làm thầy thuốc, ông Hùng luôn nhớ và làm theo tinh thần cái giếng nước mà GS Đào Đức Hoành đã dạy mình. 

"Thầy tôi nói: Coi cái gương của cái giếng mà làm thầy thuốc. Giếng nước trong ai muốn múc, giếng cứ để cho múc. Giếng trong thì không sợ cạn, cứ giúp đời vô tư. Giếng đầy lên lại và càng trong hơn. Người bệnh cần mình thì trị, không câu nệ vì càng trị thì mình càng có kinh nghiệm. Mình là bác sĩ nhưng lại là thầy giáo. Khi truyền nghề cũng truyền hết những gì tích lũy được cả đời mình, không giấu nghề. Mình càng giỏi nghề thì mới có nhiều điều hay để giảng dạy. Lời thầy dạy giản dị vô cùng, mà thấm đến giờ" - ông Hùng chia sẻ.

Ông cũng nhớ lời dạy của GS Phạm Biểu Tâm với hình ảnh bìa cuốn từ điển Petit Larousse của Pháp có logo cô đầm nhỏ đang gieo hạt. 

"Thầy tôi nói: Mình là thầy thuốc, mình là thầy giáo, cứ gieo hạt đi, cho mầm xanh đâm chồi nảy lộc. Cứ gieo hoài. Cho cây xanh mọc hoài, mọc hoài. Cách thầy dạy học trò bình dị. Giờ đối với đồng nghiệp,với học trò, tôi luôn hành xử theo tinh thần cái giếng và người gieo hạt. Nghĩ tới tinh thần đó là thấy thảnh thơi... Nghỉ hưu rồi, nhìn lại tôi vui với những điều đã làm. Tôi vẫn sẽ tiếp tục làm thêm những điều mình đã làm dù tuổi đã lớn. Ở góc độ nào đó, tôi vui vì mình có một chút đóng góp cho cộng đồng, cho bà con" - ông Hùng chia sẻ.

Làm thơ để "nói" cho bà con dễ nghe, dễ hiểu

GS Nguyễn Chấn Hùng chia sẻ: "Tôi võ vẽ làm thơ để nói cho bà con dễ nghe, dễ hiểu. Tôi không làm được một bài thơ, chỉ mỗi thứ 1-2 câu. Nhiều người mới nghe nói bị ung thư là hoang mang mà không biết ung thư ở giai đoạn nào mới là không thể chữa được". Vị bác sĩ khẳng định với bà con là: "Ung thư biết sớm trị lành. Nếu mà để trễ dễ thành nan y".

"Ung thư biết sớm thì khả năng điều trị tốt. Tôi luôn nhắc bà con biết để đừng thờ ơ với sức khỏe của mình. Rồi suy nghĩ, thói quen về ăn uống cũng phải thay đổi: Ung thư ngừa được bạn ơi. Ơ hờ bệnh nhập đổ là trời kêu!" - ông Hùng nói.

Ông lấy ví dụ hút thuốc lá gây ung thư phổi và nhiều loại ung thư khác nhưng cứ hút hoài, đến khi bị ung thư thì lại đổ "trời kêu ai nấy dạ". "Không phải là trời kêu đâu. Mà là: Bụng làm dạ chịu, chớ có than van" - ông nhắn nhủ.

TT - Trong khuôn khổ Ngày hội Vietculture 2011, lúc 10g30 ngày 5-6 tại phòng hội thảo nhà thi đấu Phú Thọ (TP.HCM), GS-BS Nguyễn Chấn Hùng sẽ có buổi trò chuyện với mọi người qua chuyên đề "Tản mạn về vẻ đẹp con người".

MY LĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar