04/04/2025 08:03 GMT+7

Đi khám bệnh, mang theo cả củi khô và xoong nồi

Ở vùng cao, mỗi lần đi khám bệnh, ngoài giấy tờ, quần áo, người dân thường mang theo củi khô, xoong nồi để tự chuẩn bị bữa ăn trong những ngày ở bệnh viện. Đó không chỉ là thói quen mà còn là cách họ thích nghi với điều kiện còn nhiều khó khăn.

Đi khám bệnh, mang theo cả củi khô và xoong nồi - Ảnh 1.

Người dân vùng sâu, vùng xa thường mang theo củi khô, nồi niêu, tự chuẩn bị bữa ăn trong những ngày ở viện - Ảnh: D.LIỄU

Trong khuôn viên Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ - huyện vùng cao biên giới nằm ở phía bắc của tỉnh Lai Châu, những "túp lều" nhỏ được đặt gần căng tin, sau những khu nhà điều trị nghi ngút khói.

Thế nhưng không vì thế mà không khí trở nên nặng nề, những bếp lửa nhỏ nhóm lên ở một góc trung tâm y tế, những nồi cơm nghi ngút khói, tiếng cười nói rôm rả giữa bệnh nhân và người nhà tạo nên một khung cảnh vừa giản dị, vừa ấm áp.

Vừa vỗ về con nhỏ hơn 1 tuổi đang điều trị nội trú tại viện, vừa hối vợ nhóm bếp nấu ăn cho bữa chiều, anh Lý A Chỏ (39 tuổi, xã Huổi Luông, Phong Thổ, Lai Châu) chia sẻ hai vợ chồng anh đưa con đi khám bệnh 2 ngày nay. 

Gia đình không có điều kiện kinh tế nên khi đi viện anh đã chuẩn bị củi, xoong nồi đem đến nấu ăn.

Anh Chỏ nói nếu không chuẩn bị, mỗi lần đi ăn sẽ mất 25.000 - 30.000 đồng, vì vậy nghe lời ông bà dặn anh đem theo đồ dùng để hai vợ chồng nấu ăn khi điều trị cho con tại bệnh viện.

Đi khám bệnh, mang theo cả củi khô và xoong nồi - Ảnh 2.

Anh Lý A Chỏ cùng vợ con trong căn bếp của Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ, nấu bữa ăn cho hai vợ chồng - Ảnh: D.LIỄU

Cũng giống anh Chỏ, anh Vàng A Dờ (29 tuổi, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu) mỗi bữa trưa - chiều cũng tất bật chuẩn bị cho bữa ăn tại bệnh viện.

Hai con anh Dờ đều mắc bệnh sởi phải nhập viện điều trị 4 ngày nay. Hôm nay cả hai đều đã tiến triển tốt, được bố mẹ cho ra sân chơi. Trên tay vẫn còn kim truyền, bé gái nhỏ bám rịt lấy anh Dờ thổn thức.

Anh Dờ chia sẻ khi thấy con có triệu chứng sốt, phát ban đã đem con từ huyện Nậm Nhùn sang huyện Phong Thổ để điều trị. Biết có thể con sẽ phải nhập viện để chữa bệnh, cả hai đã chuẩn bị củi đun, đem theo gạo, nồi niêu để nấu ăn trong những ngày nằm viện.

"Mỗi ngày hai vợ chồng đi chợ gần viện mua ít rau, ít thịt về để nấu ăn. Ở bệnh viện cũng có căng tin nhưng lo tốn kém nên chẳng dám ăn nhiều. 

Mỗi bữa đều cố nấu ăn để tiết kiệm, cả ngày cũng chỉ hết 50.000 - 100.000 đồng cho cả hai vợ chồng. May trung tâm y tế có chỗ nấu ăn, có bể nước để mọi người nấu nướng nên cũng đỡ phần nào", anh Dờ nói.

Lai Châu - Ảnh 3.

Trong khuôn viên bệnh viện, bệnh nhân và người nhà quây quần quanh bếp ăn tạo nên một khung cảnh vừa giản dị, vừa ấm áp - Ảnh: D.LIỄU

Theo Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, những năm qua bếp ăn bệnh viện đã cung cấp suất ăn cho người bệnh. Tuy nhiên, người nhà người bệnh không có chế độ nên nhiều người dân, đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa vẫn có thói quen đem theo củi, xoong nồi để nấu ăn.

Trung tâm y tế cũng xây dựng khu vực nấu ăn chung để người dân đỡ vất vả hơn. Bên cạnh việc phát triển bếp ăn bệnh viện, cung cấp bữa ăn dinh dưỡng thì trung tâm y tế vẫn tạo điều kiện cho người dân được nấu ăn để tự nấu nướng khi điều trị.

Giữa những thiếu thốn, tình người vẫn luôn đầy ắp và chính sự sẻ chia đó đã giúp họ cùng nhau vượt qua khó khăn một cách nhẹ nhàng, bền bỉ.

Một số hình ảnh ở "bếp ăn" dành cho bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Lai Châu - Ảnh 4.

Người bệnh tất bật chuẩn bị bữa ăn tại bệnh viện để tiết kiệm phần nào chi phí

Đi khám bệnh, mang theo cả củi khô và xoong nồi - Ảnh 5.

Vợ anh Chỏ nhặt rau để chuẩn bị bữa tối cho hai vợ chồng

Đi khám bệnh, mang theo cả củi khô và xoong nồi - Ảnh 6.

Những bếp lửa luôn rực sáng để người bệnh vùng cao nấu ăn, tiết kiệm phần nào chi phí

Bếp ăn đặc biệt của bệnh viện miền biên viễn

TTO - Một người đi viện, cả nhà vào cùng, mang cả con nhỏ. Có gạo, có thức ăn, có củi thì mang đến nấu nướng, hết củi, hết rau thì lên rừng kiếm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar