28/02/2019 09:15 GMT+7

Đi dân nhớ, ở dân thương

MINH PHƯỢNG
MINH PHƯỢNG

TTO - Nhiều năm nay, những chuyến xe lăn bánh từ Sở chỉ huy Bộ đội biên phòng TP.HCM về với cán bộ, chiến sĩ, bà con vùng biên giới nối nhau không ngừng nghỉ.

Đi dân nhớ, ở dân thương - Ảnh 1.

Bộ đội Biên phòng TP.HCM trao quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn ở Khánh Hòa - Ảnh: NGUYỄN ĐỨC THẮNG

Đó là những chuyến đi khám chữa bệnh, cấp thuốc, trao quà, tặng nhà, tặng công trình nước sạch, tặng phương tiện làm kế sinh nhai...

Xong một ngày tình nguyện, lại tiếp tục ngày làm việc mới

Những ngày cận Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, những chuyến xe thẳng hướng về Phú Yên. Tại đây, người dân được ân cần khám chữa bệnh, được phát thuốc miễn phí, được trao tận tay những phần quà tết. 

Đại tá Lâm Văn Huy - chủ nhiệm chính trị Bộ đội biên phòng TP - kể để vào địa điểm, những người tình nguyện phải vượt qua nhiều đoạn đường khúc khuỷu. "Chúng tôi đi từ lúc 3h sáng, 3h chiều ra tới Phú Yên. Trao quà xong thì 8h-9h tối quay ngược về, 3h sáng tới Sài Gòn lại tiếp tục ngày làm việc mới" - đại tá Huy nói về hành trình.

Lần đi đảo Hòn Chuối ở Cà Mau, hàng hóa tập kết ở thị trấn Sông Đốc, sau đó đưa lên tàu đánh cá của dân để chuyển ra đảo. "Tới đảo, hàng nhẹ anh em thay nhau vác từ dưới lên trên đỉnh núi dốc đứng, không có đường cho xe máy. Còn hàng nặng phải dùng tời, ròng rọc quay kéo lên. 

Ở trên ấy có lớp học tình thương của thầy Trần Bình Phục, hôm đó ngoài quà, khám bệnh, chúng tôi tặng mười mấy bộ máy tính cũ cho lớp học. Dù là máy cũ nhưng thầy giáo, học trò rất quý" - đại tá Lâm Văn Huy kể lại.

Cũng tham gia rất nhiều chuyến đi, ra tận Phú Yên, Khánh Hòa, về Cà Mau, Bình Phước, Tây Ninh..., trung tá Ngô Tuấn Long - trưởng ban vận động quần chúng, Bộ đội biên phòng TP.HCM - nhớ mãi những nóc nhà xơ xác của bà con khi đi khảo sát ở Lâm Đồng. "Mình đi, thấy điều kiện bà con dân tộc thiểu số rất khó khăn, nhà lụp xụp, bước vào đâu đứng được, người già thì mắc nhiều bệnh tật" - anh Long cho biết.

Anh Long nhớ mãi lần thót tim khi đi Phú Yên: "Xe chở cả đoàn đi trên quốc lộ 1, khu vực đường ổ gà nhiều. Xe 16 chỗ đang đi nổ lốp, nằm giữa đường ngay con lươn, không kéo vào được. Lúc ấy là sáng sớm nhưng trời vẫn tối đen. Trong khi hai anh em khác lúi húi thay lốp, tôi dùng điện thoại bật đèn led đứng vẫy để các xe không đâm vào. Có một xe khách lao đến sát rạt xe mình thì mới phanh lại, lách sang làn bên kia. Rồi một xe tải cũng thế, mình hô anh em chuẩn bị nhảy vì thót tim, khiếp lắm. Trận ấy đi nhớ đời luôn. Hôm đó về đến sân đơn vị này mới thở phào nhẹ nhõm".

Đi miết vợ con cũng buồn. Thôi thì mình không giúp đỡ gia đình được thì giúp đỡ bà con, ở nhà mọi thứ trông cậy bà xã. Bà xã cũng thông cảm, động viên chồng cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trung tá NGÔ TUẤN LONG

Chất keo sơn

Đại tá Lâm Văn Huy cho biết trong mỗi chuyến đi, không chỉ là khám bệnh, phát thuốc, tặng quà mà có rất nhiều chương trình dạy bà con kỹ thuật canh tác trồng trọt, tặng bò giống, tặng phương tiện sinh kế như máy khâu, máy ép nước mía, xe máy, xây dựng mái ấm chiến sĩ, mái ấm người nghèo biên giới...

Cùng đó là chương trình "Nước sạch vùng biên" từ năm 2017. "Trong hai năm, chúng tôi thực hiện ở 14 tỉnh thành. Trong năm 2019 này tiếp tục làm ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc gồm Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng" - đại tá Huy cho biết.

Những gắn bó, quan tâm ấy chính là chất keo gắn kết tình quân, dân. Đại tá Lâm Văn Huy cho biết: "Thông qua công tác an sinh xã hội, bộ đội biên phòng tuyên truyền để người dân hiểu rõ về tình hình biên giới, chủ quyền biển đảo và từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm để cùng bộ đội biên phòng giữ gìn đường biên cột mốc, chủ quyền biển đảo, để mỗi người dân là một cột mốc sống".

Theo trung tá Ngô Tuấn Long, có những đồn biên phòng quản lý 40-50km đường biên, địa bàn rộng, nếu bộ đội biên phòng không có quần chúng nhân dân thì không thể hoàn thành nhiệm vụ được. "Toàn dân tham gia bảo vệ đường biên cột mốc. Vì thế, công tác vận động quần chúng của bộ đội biên phòng là một trong những công tác quan trọng, đó là nhiệm vụ quan trọng của bộ đội biên phòng" - trung tá Long nói.

Hai năm qua, Bộ đội biên phòng TP.HCM đã mở 3 lớp với 72 học viên tham gia lớp học tình thương, xóa mù chữ, nhận đỡ đầu 52 em học sinh với số tiền 500.000 đồng/tháng cho đến năm 18 tuổi.

Đơn vị đã phối hợp với các sở ban ngành, đoàn thể cấp thuốc miễn phí, tặng gần 14.000 phần quà cho mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, khó khăn; trao tặng 9 nhà tình nghĩa, 16 mái ấm tình thương, 20 mái ấm chiến sĩ nơi biên giới, 20 con bò giống, 48 phương tiện sinh kế, 180 suất học bổng cho học sinh nghèo học giỏi ở TP.HCM và các tỉnh. Tổng trị giá hơn 15,4 tỉ đồng.

TTO - 20 gương mặt trẻ tiêu biểu và triển vọng trong lực lượng biên phòng đã được Bộ tư lệnh bộ đội biên phòng Việt Nam tuyên dương, trao thưởng sáng 2-3 tại Hà Nội.

MINH PHƯỢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ thuộc Đoàn đại biểu TP.HCM học lớp 6 đã làm chatbot, hiến kế cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội - Viettel bồi dưỡng nhân tài.

Đại biểu học lớp 6 làm chatbot, hiến kế cho tập đoàn công nghệ bồi dưỡng nhân tài

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Không chỉ với nhiệm vụ tham gia duyệt binh tại Nga, nam quân nhân Bùi Quang Linh, quê Thái Bình, còn viral khắp cõi mạng những ngày qua bởi những clip 'đa nhiệm' như làm phóng viên, quay phim, MC, thậm chí làm ca sĩ hát tiếng Trung Quốc…

Gặp nam quân nhân với những clip 'đa nhiệm' viral mạng xã hội khi tham gia duyệt binh ở Nga

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Sau nhiều năm bị cuốn vào guồng quay công việc tại các thành phố lớn, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn về quê “nghỉ hưu sớm" để tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa cuộc sống.

'Viện dưỡng lão cho người trẻ' nở rộ ở Trung Quốc

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Thấy cô gái nằm bất tỉnh, sùi bọt mép sau vụ tai nạn, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vội tấp xe vào lề để sơ cứu ngay cho nạn nhân. Nhờ xử trí kịp thời, cô gái thoát khỏi cơn nguy kịch.

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê

Theo Forbes, nhiều công việc từng không được xã hội ưa chuộng lại có mức thu nhập rất cạnh tranh và bảo đảm việc làm ổn định trong bối cảnh thị trường lao động đầy bất ổn.

Nghề quét rác thu nhập trên 1 tỉ đồng mỗi năm vẫn bị chê
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar